Đại học Bách khoa: ngành Cơ điện tử

(Hiếu học) Năm 2011, trường Bách khoa TPHCM dự kiến tuyển 500 chỉ tiêu cho riêng ngành Cơ khí – Cơ Điện tử và 660 chỉ tiêu cho ngành Điện – điện tử trong số 3.800 chỉ tiêu hệ đại học và 150 chỉ tiêu cao đẳng ngành Bảo dưỡng công nghiệp.

Giờ thực hành của sinh viên ngành Cơ điện tử – ĐH SP kỹ thuật TPHCM.

– Ngành cơ điện tử ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) đào tạo kiến thức cơ bản về toán, khoa học máy tính, vật lý, vật liệu, kiến thức cơ sở về cơ khí, điện và điện tử; kiến thức và kỹ năng chuyên môn về điều khiển, tự động hóa, truyền động, cảm biến, vi điện tử, sản xuất tự động cũng như các kiến thức về ngoại ngữ và quản lý xí nghiệp.

Kỹ sư cơ điện tử có thể xây dựng hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động; vận hành, sử dụng, bảo trì, thiết kế cải tiến các hệ thống sản xuất tự động… Có thể làm việc ở các nhà máy cơ khí, điện tử; các nhà máy sản xuất các chi tiết, dụng cụ chính xác, khuôn mẫu các loại hoặc các nhà máy có sử dụng thiết bị tự động hóa; các viện nghiên cứu và các trường ĐH…

Chương trình đào tạo các ngành có cùng tên gọi ở các trường ĐH thực tế có khác nhau do máy móc thiết bị, thiết kế chương trình đào tạo mỗi trường mỗi khác. Nhưng chương trình trường nào cũng phải đảm bảo khoảng 70% nội dung theo đúng chương trình khung của Bộ.

Đào tạo theo nhu cầu xã hội

Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng cũng cho biết, năm 2011 này, trường sẽ tuyển tăng thêm 260 chỉ tiêu so với năm 2010, nâng tổng số chỉ tiêu tuyển sinh lên 3.260. Trong đó, đáng chú ý là ngành cơ khí động lực tăng thêm 36% (nâng tổng số chỉ tiêu lên 150); ngành hệ thống số (điện tử viễn thông) nằm trong chương trình đào tạo hợp tác quốc tế cũng tăng thêm 60% để đáp ứng nhu cầu hợp tác đào tạo quốc tế.

Theo TS Nguyễn Hoàng Việt, Trưởng Ban Đào tạo ĐH Đà Nẵng, sở dĩ có trường tăng thêm ngành mới và bỏ tuyển sinh ngành cũ hay tăng chỉ tiêu ngành này mà giảm chỉ tiêu ngành kia là để đáp ứng nhu cầu mà xã hội đang cần. Chẳng hạn, Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng tăng chỉ tiêu cho ngành cơ khí động lực, kỹ thuật điện vì những ngành này xã hội đang rất cần. Những năm qua, sinh viên của các ngành này ra trường đều tìm được việc làm ngay, thậm chí nhiều đơn vị đến tận các khoa để chào mời ngay khi sinh viên còn học trong trường.

– Ngành Cơ điện tử khác với ngành công nghệ tự động và ngành điện tử?

Ngành Cơ điện tử là ngành đào tạo kết hợp giữa cơ khí, điện tử và máy tính nhằm sản xuất ra các máy móc thông minh phục vụ cho các ngành sản xuất (gỉảm thiểu lao động thủ công). Ngành Cơ điện tử đào tạo kỹ sư công nghệ trong cả 2 lĩnh vực bao gồm những kiến thức về cơ khí, hệ thống cơ khí và các kiến thức về điện tử ứng dụng trong các ngành công nghiệp. Còn ngành công nghệ tự động cũng được đào tạo các kiến thức về cơ khí và điện tử nhưng trong các lĩnh về tự động hóa trong các nhà máy, xí nghiệp…

Đối với ngành cơ điện tử sau khi ra trường có thể làm việc ở những vị trí trong các lĩnh việc về điện tử, cơ khí… Đây là ngành có nhu cầu việc làm rất lớn trong các công ty, nhà máy sản xuất các thiết bị tự động, các nhà máy sản xuất hiện nay có sử dụng các thiết bị điều khiển tự động. Khác với ngành điện tử chuyên đào tạo kỹ sư công nghệ về lĩnh vực điện tử, phần cứng thiết bị điện tử dùng trong công nghiệp. (Đối với ngành điện tử sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty trong lĩnh vực điện tử như Intel Việt Nam, Panasonic Việt Nam, Samsung …)

Ngành cơ khí bảo quản chế biến nông sản thực phẩm là ngành đào tạo kỹ sư cơ khí sản xuất ra các máy móc, thiết bị phục vụ cho bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm. Đây là ngành có nhu cầu việc làm rất lớn, sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các công ty, nhà máy sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho bảo quản và chế biến thực phẩm, các công ty, nhà máy chế biến… Tốt nghiệp ra trường nếu không muốn làm việc cho các Công ty, nhà máy, có thể mở các xưởng sửa chửa và chế tạo máy phục vụ cho bảo quản và chế biến. Nói chung, ngành cơ khí chế tạo máy đào tạo kỹ sư về chế tạo máy, thiết kế khuôn mẫu, chế tạo robot…

– Ngành Quản lý công nghiệp thuộc lĩnh vực quản trị kinh doanh nhưng được các trường Đại học thiên về kỹ thuật công nghệ đặt trong ngành quản lý công nghiệp, tạo điều kiện để các sinh viên phát triển cả năng lực quản trị kinh doanh và khoa học kỹ thuật trong một chương trình đào tạo, gồm ba nhóm môn học: giáo dục đại cương; nhóm kiến thức kinh tế – quản lý; nhóm kiến thức kỹ thuật công nghệ … giúp nhà quản lý sau này phối hợp hiệu quả với các kỹ sư, nắm bắt dễ dàng các quá trình và sản phẩm công nghiệp. Chương trình đào tạo đặc biệt thích hợp cho những người có thiên hướng quản lý, thích ứng tốt, giỏi giao tiếp và giỏi cộng tác với nhiều người để cùng đạt đến mục tiêu mang tính tối ưu.

– Ngành cơ khí động lực đào tạo ra kỹ sư công nghệ về bảo dưỡng, sửa chữa, đăng kiểm, kinh doanh trong lĩnh vực ôtô.

– Ngành Điện thử viễn thông là ngành công nghệ cao, ngành của hiện tại và tương lai, do đó tiếp tục phát triển mạnh và cần nguồn nhân lực lớn.

Kỹ sư Điện tử viễn thông có thể làm việc tại các công ty, xí nghiệp nghiên cứu và phát triển các sản phẩm điện tử, viễn thông; Ngoài ra cũng có thể làm việc tại các đài phát thanh – truyền hình, công ty tư vấn, thiết kế mạng viễn thông như: truyền dẫn, truyền số liệu; công ty điện thoại, thông tin di động, sản xuất thiết bị điện tử – viễn thông, thiết kế vi mạch, thiết bị mạng viễn thông với vai trò người vận hành, thiết kế trực tiếp hoặc quản lý, điều phối kỹ thuật… Công việc gắn liền với những phòng thí nghiệm, phòng kỹ thuật và máy móc hiện đại ở các lĩnh vực như: Nghiên cứu sáng tạo các thiết bị điện tử viễn thông mới, mạng viễn thông, định vị dẫn đường (trong ngành hàng không và hàng hải), điện tử y sinh, lĩnh vực âm thanh, hình ảnh… Ở lĩnh vực điện tử, có thể làm việc ở các mảng như: thiết kế chip điện tử, sản xuất chip, ứng dụng chip…

Ở Việt Nam hiện có nhiều công ty nước ngoài đầu tư xây dựng rất nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất, lắp ráp trang thiết bị, vật dụng liên quan đến Điện tử viễn thông, do vậy cơ hội việc làm của SV ngành này rất lớn. Để học kỹ thuật thì sinh viên cần có tư duy logic tốt, học toán giỏi là một lợi thế lớn. Yêu thích và đam mê nghề nghiệp (xác định qua việc tìm hiểu về ngành nghề mình chọn) là cơ sở để học tốt và thành công.

Tuấn Phong tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Điểm nhấn ngành công nghệ cơ khí

Công nghệ cơ khí luôn là ngành then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Ngành Công nghệ cơ khí có nhiều chuyên ngành đang được đào tạo như: Cơ khí chế tạo máy, cơ khí động lực, cơ khí tự động hoá, cơ khí ô tô, cơ khí chế biến, cơ khí giao thông, công nghệ kỹ thuật ô tô, công nghệ chế tạo máy…   

Ngành công nghệ cơ khí.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Qua mọi thời đại, ngành công nghệ cơ khí luôn đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển trên mọi lĩnh vực về kinh tế - xã hội của con người.

Công nghệ Điện tử - Viễn thông: luôn đổi mới.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Ngành Điện tử - Viễn thông đào tạo các kỹ sư, chuyên viên Điện tử Viễn thông có kiến thức cơ bản vững, có kỹ năng thực hành tốt, để có thể nắm bắt các vấn đề kỹ thuật, công nghệ luôn đổi mới trong lĩnh vực này.

Cùng chuyên mục