Đào tạo nhân lực ngành năng lượng hạt nhân

(Hiếu học) Thông tin từ ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, trường sẽ phát triển đào tạo nhân lực kỹ thuật hạt nhân. Trong đó, trường ĐH Khoa học tự nhiên có thể là đầu mối của chương trình đào tạo này.

Tiềm năng ngành Vật lý.

Ngành Khoa học và Công nghệ hạt nhân.

Thiếu trầm trọng nhân lực công nghệ cao

Đào tạo nhân lực cho điện hạt nhân.

Bộ Giáo dục – đào tạo cũng vừa có thông báo gửi các trường đại học, học viện và chính quyền tỉnh Ninh Thuận tiếp tục tuyển sinh viên đại học ngành năng lượng hạt nhân, đào tạo tại Cộng hòa Liên bang Nga.

ĐHQG Hà Nội sẽ phát triển đào tạo nhân lực kỹ thuật hạt nhân

Thông tin từ ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, trường sẽ phát triển đào tạo nhân lực kỹ thuật hạt nhân. Trong đó, Trường ĐH Khoa học tự nhiên có thể là đầu mối của chương trình đào tạo này.

Ngày 21/7, lãnh đạo ĐH QG Hà Nội đã làm việc với tổ công tác xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật hạt nhân do GS.VS Nguyễn Văn Hiệu – nguyên Hiệu trưởng đầu tiên của Trường ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội làm tổ trưởng.

GS. Nguyễn Hữu Đức, Phó Giám đốc ĐHQGHN cho biết, đào tạo kỹ thuật hạt nhân ở ĐHQGHN phải kết hợp được các thế mạnh đa ngành, đa lĩnh vực. Định hướng phát triển đào tạo nguồn nhân lực hạt nhân cần tập trung vào mục tiêu chất lượng cao, đào tạo nguồn nhân lực làm nòng cột cho đội ngũ khoa học cơ bản về hạt nhân cho quốc gia trong thập kỷ tới. Mô hình đào tạo cần dựa vào thế mạnh của liên thông, liên kết giữa các đơn vị trong ĐHQGHN, theo đó phương thức đào tạo tín chỉ sẽ phát huy hiệu quả.

Theo đó, trường ĐHKHTN có thể là đầu mối của chương trình đào tạo này, nhưng sinh viên có thể chọn một số chuyên ngành đào tạo ở các trường đại học thành viên khác. Việc phát triển các chương trình đào tạo thạc sĩ theo mô hình 1+1 trong khuôn khổ đề án 322 cũng đã được thảo luận.

GS.VS Nguyễn Văn Hiệu khẳng định, dựa trên thế mạnh về khoa học cơ bản của Trường ĐH Khoa học tự nhiên, khả năng hợp tác quốc tế rộng mở và tiềm lực của đội ngũ cán bộ khoa học của ĐHQGHN, trong 5 năm tới, cán bộ ĐHQGHN sẽ có tên trong các nghiên cứu công bố trên tạp chí uy tín hàng đầu thế giới về lĩnh vực hạt nhân.

Tuyển sinh ĐH ngành năng lượng hạt nhân tại Liên bang Nga

Tin từ UBND tỉnh Ninh Thuận hôm nay 23-7 cho biết Bộ Giáo dục – đào tạo vừa có thông báo gửi các trường đại học, học viện và chính quyền tỉnh này tiếp tục tuyển 20 sinh viên đại học ngành năng lượng hạt nhân, đào tạo tại Cộng hòa Liên bang Nga.

Theo đó, đối tượng dự tuyển là sinh viên vừa hoàn thành năm nhất (hệ chính quy tập trung) của các trường đại học trong nước. Sinh viên trúng tuyển sẽ được tuyển chọn học chương trình đại học chuyên ngành “nhà máy điện nguyên tử và hệ thống lắp đặt” tại Trường đại học Tổng hợp quốc gia nghiên cứu về hạt nhân (thành phố Obninsk, Liên bang Nga).

Sinh viên trúng tuyển được Chính phủ Liên bang Nga miễn học phí, cấp học bổng và bố trí chỗ ở trong ký túc xá, ngoài ra còn được học bổng do Chính phủ Việt Nam cấp theo quy định hiện hành.

Theo thông báo này, sinh viên gửi hồ sơ dự tuyển bằng thư phát chuyển nhanh bảo đảm hoặc nộp trực tiếp tại Văn phòng một cửa của Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ Giáo dục – đào tạo) trước ngày 31-7-2010.

Đây là đợt tuyển sinh đại học lần thứ ba ngành năng lượng hạt nhân của Bộ GD-ĐT trong 3 tháng qua. Thông tin chi tiết về học bổng,thủ tục làm hồ sơ xem tại địa chỉ: //www.vied.vn///www.moet.gov.vn/

Tuấn Phong tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Tiềm năng ngành Vật lý.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Các nhóm ngành thuộc Khoa học tự nhiên nào sẽ phát triển? Sự khác nhau giữa các ngành học trong và ngoài ngân sách?  Tiềm năng của ngành Vật lý … là các vấn đề nhiều học sinh cuối cấp đang quan tâm.    

Ngành Khoa học và Công nghệ hạt nhân.

(Hiêu học). Nhằm chuẩn bị nhân lực cho Nhà máy điện nguyên tử quốc gia, tiềm năng của ngành Khoa học vật lý và Công nghệ hạt nhân sẽ cần một lực lượng nhân sự “ưu tú” rất lớn. Bạn có quan tâm đến ngành học Vật lý, đặc biệt là Khoa học công nghệ hạt nhân?    

Đào tạo nhân lực cho điện hạt nhân.

(Hiếu học). Nga sẽ hỗ trợ Việt Nam đào tạo nhân lực tiếp quản nhà máy điện hạt nhân. Song song với đó, nhiều người cũng sẽ được đào tạo ở Pháp, Mỹ, Nhật... để tạo mặt bằng chung về công nghệ điện hạt nhân.

Cùng chuyên mục