Học cách cảm thông.

(Hiếu học). Học cách thông cảm là cách tốt nhất để trở thành một người dễ mến, sâu sắc, lôi cuốn và hạnh phúc hơn. Để thông cảm với một ai là việc không hề khó, chỉ cần sẵn lòng đặt mình vào đỉa vị của người đó. Vậy cảm thông là gì? Và làm thế nào để có thể học cách cảm thông?

Cảm thông có nghĩa là đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó. Đó không có nghĩa là cảm thấy thương hại họ, nói những lời đãi bôi giả dối, mà là nhận biết và hiểu được cảm nhận của họ, những gì họ đã phải trải qua, cả niềm vui và đau khổ… Cảm thông, nghỉa là: Bạn không thể tỏ ra thờ ơ hay ích kỹ được.

Cảm thông được biểu lộ bằng sự quan tâm, chăm sóc đến người khác. Trong khi thờ ơ hình thành từ thói “cho mình là trung tâm”, lối suy nghĩ thờ ơ này có xu hướng chuyển thành hành động ích kỹ..

Trong khi đó, phát huy tính cảm thông, giảm bớt sự quan tâm đến bản thân mà quan tâm hơn đến người khác sẽ làm tăng tính cách ấm áp của con người hơn,tâm hồn rộng mở hơn. Như vậy sẽ khiến bạn trở nên một người dễ thương hơn, sâu sắc hơn, dễ chịu hơn với chung quanh, có lòng trắc ẩn hơn và hẳn nhiên là lôi cuốn hơn.

Nhưng trên hết, phát huy tính cảm thông sẽ giảm thiểu stress cho bạn, làm tăng mức độ hạnh phúc cho chính bạn, bởi vì:

– Người học được cách cảm thông nhận thức sâu sắc thực tế rằng chúng ta là con người. Do đó dễ tha thứ khoan dung khi người khác phạm sai lầm hay làm hư hỏng gì đó. Vì thế, họ cũng mở rộng tầm nhìn này đối với chính bản thân, tha thứ cho mình thay vì chịu mặc cảm tội lổi hoặc tự sỉ vả mình; họ học hỏi từ những sai lầm, thất bại và tiếp tục tiến lên. (Hẳn nhiên không phải là cố tình phạm lỗi hoặc thích thú với những lỗi lầm của người khác).

– Người học được cách cảm thông, quan tâm đến người khác và cảm giác của mình, cho nên họ cảm thấy có sự liên hệ với người khác hơn là sự cô lập. Mối liên hệ nhờ sự thông cảm này giúp cho họ không cảm thấy hoảng hốt, ghen tị khi người khác thành công, đẹp đẽ hay tài năng hơn…. Thay vì vậy, người biết cảm thông có thể chia sẽ niềm vui với những gì người khác có được. Cho nên, bất cứ khi nào bạn có ý thức chia sẽ niềm vui với người khác, thì chắc chắn bạn cũng sẽ được vui vẻ.

Cảm thông là một cách tuyệt vời để có thể học tập và làm việc vui vẻ có ích với nhau. Nếu bạn học được cách thông càm, bạn sẽ tự hào vềbản thân mình vì đã làm được sự đổi khác. Bạn có thể điều hòa hoặc ứng phó tốt đẹp đối với những tình huống thay đổi tình cảm của người khác, dễ dàng hiểu rõ tâm trạng của họ. Như vậy, học cách cảm thông: Hiểu mình và biết chấp nhận người khác, cũng là một cách học kỹ năng giao tiếpđể có nhiều thuận lợi hơn trong xã hội.

Tổng hợp: Chí Thông. (hieuhoc_hieuhoc.com).

Bài liên quan

10 điều phái nam nên có để được mến mộ.

(Hiếu học). Mặc dù phái nam không mất nhiều thời gian cho hình thức như phái nữ, nhưng đàn ông cũng rất quan tâm đến sự cuốn hút của mình. Vì thế, 10 điều phái nam nên có để tăng cường sự hấp dẫn của mình, để trở thành người đàn ông chin chắn, có trách nhiệm...

10 lời khuyên dành cho các bạn gái ở tuổi còn xanh.

  (Hiếu học). Các bạn trẻ căng tràn nhựa sống, mang tâm lý muốn tìm hiểu khám phá cuộc đời. Ở lứa tuổi chuyển giao giữa thơ ngây và trưởng thành này, bạn nên bồi đắp cho mình những kinh nghiệm sống. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho các bạn gái ở tuổi còn xanh: Giữ vững niềm tin và đừng ngồi một chổ, rồi điều kỳ diệu sẽ đến.    

Kỹ năng giao tiếp: Sự lôi cuốn.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Trong giao tiếp, mức độ cảm tính nhận được giữa người với người gọi là: “Sức lôi cuốn ”. Người có sức lôi cuốn mạnh sẽ được người khác đặc biệt thích thú khi giao tiếp. Vậy sự lôi cuốn trong giao tiếp bao gồm những yếu tố khác biệt nào? Và đâu là bí quyết?

Tâm lý ghen tị.

(Hiếu học). Với xã hội cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, mối quan hệ giữa con người với nhau ngày càng trở nên phức tạp. Trong đó, tâm lý ghen tị bao gồm: tính đố kỵ, ghen ghét và tị nạnh lại càng trở nên phổ biến.  

Tâm lý “cho mình là trung tâm”.

(Hiếu học). Người "cho mình là trung tâm” trong cuộc sống thường lấy nhu cầu và hứng thú của mình làm trung tâm, quan tâm thu vén cho mình, không nghĩ đến cảnh ngộ người khác hoặc không đứng ở địa vị người khác để xử lý các quan hệ xã hội. 

Cùng chuyên mục