Sợ hãi – sai lầm – thất bại.

(Hiêu học). Tất cả mọi người đều có lúc phạm sai lầm, thất bại. Có thể sự thất bại sẽ giúp ta thoát khỏi những ảo vọng để quay về với thực tại, thất bại chứng minh cho ta thấy những hạn chế của mình. Nhất là sau đó giúp ta rút ra những bài học từ sự thất bại, giúp ta dừng lại để phân tích nguyên nhân của sai lầm.

Tuy nhiên, sợ hãi rằng mình sẽ phạm sai lầm, thất bại lại luôn ám ảnh trong tâm tưởng của mỗi chúng ta. Vì sao vậy?

Nguồn gốc của nỗi sợ hãi này chính là tâm lý thích so sánh sánh so của mỗi người. Cuộc sốngđầy dẫy cạnh tranh gay gắt khiến chúng ta luôn so đọ mình với người khác, với mong muốnphải có gì đó hơn bạn bè, hơn hàng xóm, hơn đồng nghiệp, hơn bà con họ hàng và ngay cả anh chị em một nhà.

Vì thế, chúng ta luôn đề phòng để không phạm sai lầm, để luôn là ngườicó quyết định đúng đắn, để chứng tỏ ta hơn người. Vì thế chúng ta lo sợ. Nỗi ám ảnh “lo sợ” này sẽ tiếp tục đeo đẳng suốt cuộc hành trình cho đến lúc đạt được thành công.

Hoặc là sợ hãi sai lầm để rồi chần chừ không dám làm gì cả, không làm gì để không phạm sai lầm, không quyết định để né trách nhiệm, không “có” thất bạiđể không thua người. Đó là nỗi sợ hãi phát sinh từ sự so sánh an phận.

Trong cuộc sống ngày nay, điều hạn chế khiến người ta không tiến lên được không hẳn là do năng lực kém, mà do sự sợ hãi. Sợ hãi không dám hành động chỉ bởi tính so sánh và chọn lựa: Thà làm người bình thường tuy vô vị nhưng vẫn hơn “làm kẻ thất bại”.

Vậy nếu ta đừng so sánh vô lý nữa thì sao? Tại sao tự đẩy bản thân vào tình thế ganh đua với người khác? Thành công và danh tiếng là những điều thường mang ra để so sánh, nên bạn sẽ dễ dàng vấp phải rào cản e sợ, lo lắng và sợ hãi khi so sánh, so đọ với ai đó. So sánh vô lý sản sinh ra ám ảnh sợ hãi thất bại là vì thế.

Tự nhận biết được sự so sánh vô lý này, trước tiên, bạn sẽ không tự khiến mình đau khổ bởi tính ghen ti và để không phải tìm mọi cách che dấu mỗi khi có khuyết điểm, sai lầm hay thất bại nữa. Vì bởi bạn là bạn, bạn đang nỗ lực kiếm tìm một vị trí thích hợp dành cho mình trên thế giới này, bạn không cần so đọ với một ai. Không so sánh, bạn sẽ không còn sợ hãi vì sợ xấu hổ, không tự phủ nhận những ưu điểm đã có của mình, không mặc cảm, không tự bác bỏ bản thân…

Từ bỏ được sự so sánh vô lý, bạn sẽ không còn sợ hãi trước khuyết điểm, sai lầm và thất bại của mình. Bạn tự tin vào năng lực bản thân, không cần phải nhìn vào người khác để so sánh, không canh cánh trong lòng vì thất bại, không trốn tránh, dũng cảm đương đầu với thất bại. Dũng cảm nhìn về phía trước, vượt lên tất cả mọi khó khăn trở ngại, không so bì với một ai, tự mình luyện tập thói quen tự giải thoát, tự cổ vũ. Sống theo cách của mình, miễn là cách sống đó không làm hại ai khác…

Điều đáng sợ nhất không phải là người khác không tin tưởng mình, mà là mãi so đọ để rồi chính mình không tin tưởng mình. Nếu bạn tự tintự khích lệ mình, bạn sẽ phát huy được năng lực tiềm ẩn rất lớn của bản thân.

Tóm lại, chúng ta nên tập cho mình thói quen tốt là điều hòa được bản thân. Không so bì, không so sánh, mong ước được làm việc với mọi người. Cuộc đời chúng ta gồm cả ánh sáng và cả bóng đêm nhưng chúng ta vẫn có thể sống trọn vẹn với cuộc đời. Điều quan trọng là làm một người có nhân cách, lạc quan, tin tưởng, dám nghĩ dám làm, không dễ dàng chấp nhận thất bại, xác định chính xác mục tiêu phấn đấu, dũng cảm tiến lên phía trước thì không có việc gì ta có thể làm mà lại không làm được.

Văn Nghi Quân (hieuhoc_hieuhoc.com).

Bài liên quan

Đánh giá bản thân: Những giá trị tinh thần của bạn.

(Hiếu học). Nhân vô thập toàn, không ai là hoàn thiện, mọi người đều biết vậy. Nhưng thực tế, rất nhiều bạn mắc phải sai lầm: Theo đuổi hoàn mỹ, đòi hỏi các mặt của bản thân phải hoàn thiện, phải hoàn mỹ một cách quá đáng. Thế nên nhiều người đã bỏ qua cơ hội tốt, lỡ mất tình yêu, đánh mất tình bạn và cảm thấy tự ti trong cuộc sống.  

Muốn làm chủ, đừng sợ thất bại!

Một trong những lý do mà nhiều người không thể trở thành những chủ doanh nghiệp đó là bởi vì họ sợ thất bại. Họ sợ mắc sai lầm. Họ sợ thâm hụt hầu bao. Nhưng nếu con người ta không thể vượt qua những sợ hãi tâm lý kể trên, tốt hơn hết họ nên hài lòng với công việc hiện tại.

Sống để làm gì?

 (hieuhoc_hieuhoc.com). Sống để làm gì? Đã có rất nhiều người, không chỉ riêng các bạn đang trong tâm trạng thất vọng chán chường, mà ngay cả lúc bình thường cũng có không ít bạn trẻ không thể trả lời câu hỏi mình sống để làm gì, mình muốn gì….  

Cái chậu nứt

Một người có hai chiếc chậu lớn để khuân nước. Một trong hai chiếc chậu có một vết nứt, vì vậy khi khuân nước từ giếng về nước trong chậu chỉ còn một nửa.

Cùng chuyên mục