Đại học – học đại, học để làm gì?

(Hiếu học). Bạn đang và sẽ chuẩn bị học thêm những gì? Ngoại ngữ, tin học, kiến thức chuyên môn, văn hóa, khả năng ứng xử, nói chung là cả cứng lẫn mềm…và tiếp tục học thêm, học lên nữa?

Nhưng cái tinh thần quả quyết, tinh thần dám suy nghĩ một cách độc lập, tự tin vào khả năng của bản thân để có thể thực hiện được ước mơ và hoài bão của mình thì bạn đã học đủ chưa, và bao giờ thì làm?

Bạn có khát khao thành công? Bạn muốn tự thân lập nghiệp? Vậy kế hoạch của bạn là gì? Hai năm, ba năm hay bốn năm và hơn nữa, bạn sẽ học tới đâu và làm được gì?

Nếu do dự, không định hướng, không mục tiêu, thì khác gì người nhắm mắt ngồi chờ đợi bên đường, an phận chấp nhận những gì đến với mình, cho dù phải là người chịu đựng?

Kém năng động, thiếu tự tin, quen phục tùng, làm theo, nghĩ theo, không dám chủ động, không sáng tạo, không dám hành động. Thế thì, học nữa để làm gì nếu cái học đó không giúp bạn thoát khỏi sự thoái hóa và trì trệ?

Quả quyết không sợ sai lầm. Sai lầm lớn nhất của đời người là do sợ sai lầm mà không dám làm.Chẳng phải nhờ có những “sai lầm tuyệt diệu” mà “loài người nguyên thủy” đã tiến hóa thành con người chúng ta hiện nay đó sao?

Chúng ta thường nói rất nhiều, học rất nhiều: nhiều suy nghĩ, nhiều kế hoạch, nhiều ước mơ, nhiều hy vọng nhưng cuối cùng lại chấm dứt bằng cách không có một hành động thực tiễn nào.

Vì vậy, bất kể cái học của bạn đến đâu, nhiều như thế nào, nếu dềnh dàng, thiếu quả quyết, không hành động thì cuối cùng không được việc gì cả. Không bước đi thì bao giờ bạn sẽ đến?

Chờ đợi sự trọn vẹn, không biết đến bao giờ, không hành động, thì bất cứ mộng mơ tốt đẹp nào, bất cứ cái học hoàn mỹ nào cũng đều là uổng công vô ích.

Gia Kỳ. (hieuhoc_hieuhoc.com).

Bài liên quan

Tinh thần hiếu học ngày nay.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Dân tộc Việt Nam là một dân tộc thông minh và có truyền thống hiếu học, người Việt Nam lấy sự học làm điều căn bản để thực hiện đạo lý làm người. Trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, qua mọi giai đoạn thăng trầm của lịch sử, hiếu học là một truyền thống, là nguồn sức mạnh tinh thần luôn được đề cao và coi trọng.      

Hậu quả và hướng giải quyết khi chọn sai nghề

(hieuhoc_hieuhoc.com): Có lẽ chúng ta đã từng gặp ai đó sau 4 – 5 năm ròng rã học đại học và đi làm để rồi kết luận rằng: “Tôi đã chọn sai nghề!”. Tại sao vậy? Hậu quả và hướng giải quyết cho vấn đề này là gì?

Không dễ dàng chấp nhận thất bại.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Người thật sự bản lĩnh không chỉ không sợ thất bại, mà còn phải luôn luôn nhận biết diễn trình của hành động. Bình tỉnh, linh hoạt sẵn sàng nắm bắt các cơ hội có được để thành công, nhất là tránh những tổn thất có thể cứu vãn, biết xoay chuyển tình thế, cân nhắc nặng nhẹ để ứng phó kịp thời với những vấn đề bất ngờ xãy ra.  

Lòng tự trọng: Tin vào bản thân.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Tất cả mọi người đều tự có trong mình một ý thức đánh giá bản thân: Khi là tự hào, tự tin vào chính mình, quan tâm đến mình, nhưng cũng có lúc cảm thấy tự ti, nghi ngờ chính mình là không có giá trị gì. Chính vào lúc mang thái độ tiêu cực, thiếu tự tin đó, con người dể chấp nhận những ý kiến rẻ rúng của người khác (nếu có) đối với mình, nên sẵn sàng làm những việc gọi là: “không ngại xấu hổ”.

Luôn có một nghề dành cho bạn, để bạn vững bước vào đời!

(hieuhoc_hieuhoc.com). Không tự xác định mục tiêu để mình đi tới, sự nghiệp và cuộc đời của bạn sẽ chỉ là những tình cờ đầy may rủi. Chẳng phải bạn đã từng hoặc có thể là đang cảm thấy rất thất vọng, ê chề và bất mãn đó sao? Vì sao? Vì sao?

Cùng chuyên mục