Sai lầm của sinh viên mới ra trường đi tìm việc.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Đã có rất nhiều những tài liệu, lời khuyên giúp các bạn trẻ, nhất là các bạn sinh viên chuẩn bị ra trường đi tìm việc. Các bạn phải chuẩn bị mọi thứ rất tỉ mỉ cho công cuộc tìm việc của minh, phải thế này, phải thế kia, phải, phải và phải phải…. Liệu có cần lo lắng, cải thiện cho hoàn hảo như thế không? Có chắc là những lời khuyên đó, những lời khuyên của các “chuyên gia” đó, đều là đúng, nhất nhất cần phải theo?

Sự hiểu biết sẽ giúp bạn thành công, nhưng chỉ học với mớ lý thuyết suông và hoàn toàn “ngây thơ” tin vào nó, sự hiểu biết lúc này lại là một áp lực đè nặng, tạo nên căng thẳng không cần thiết lên bạn và càng bào mòn vào sự tự tin của bạn mà thôi.

Sai lầm của sinh viên mới ra trường đi tìm việc chính là chạy theo sự đòi hỏi “hoàn mỹ” của những “cẩm nang tìm việc”, trong khi bản lĩnh đối đầu với những thử thách của cuộc sống, thái độ lạc quan, sự tự tin của bạn mới thật sự là điều mà nhà tuyển dụng quan tâm.

Bạn luôn đòi hỏi những điều tốt nhất, nhưng nếu bạn không có được, không làm hết được và thường là như vậy thì bạn còn có thể có được đầy đủ sự tự tin cần thiết nữa không?

Có những điều có vẻ rất đúng, nhưng là đúng cho những người khác, ở những trường hợp khác, mà chưa chắc là đúng cho bạn.

Không nhút nhát, không trốn núp, không cố gắng giống như những người khác để được hòa lẫn vào đám đông. Hãy mạnh dạn hơn, chấp nhận cái khác biệt, tự tin với những gì mình đang có và sẽ có. Bỏ đi nổi sợ thất bại, chấp nhận rủi ro, dám đi dám làm. Sai lầm lớn nhất chính là nỗi sợ hãi, sợ bị đánh giá, sợ vì tin rằng: “Thất bại là điều đáng xấu hổ”.

Vấn đề là, bạn chỉ cần đang cố gắng để làm tốt hơn, thế là đủ ! Vả lại, không phải tất cả các lời khuyên, các cẩm nang tìm việc mà bạn đã và đang biết đều đúng với thực tế và tuyệt đối phải theo !

Làm sao người ta biết được bạn là người chăm chỉ, năng động, nhiệt tình và có trách nhiệm…? Làm sao người ta biết được bạn sẽ hăng say, nổ lưc với công việc và hạnh phúc khi được cống hiến…? Tất cả chỉ là những lời học vẹt, những lời sáo rổng. Không một mẹo vặt nào có thể giúp bạn được cả.

Nếu bạn e dè, bạn sợ hãi, bạn không tin vào chính mình thì ai sẽ tin được bạn đây? Ai sẽ tin được bạn đây?

Nhân vô thập toàn, bạn hãy thực hiện một cách xuất sắc với tất cả những gì tốt nhất mà mình đang có được và sẽ làm tốt hơn nhưng không cần phải là hoàn hảo. Với niềm tin chắc chắn: rồi mình sẽ thành công. Không có gì phải sợ hãi, hãy tự tin và cứ làm đi, không có ai chết vì chưa thành công cả, nhưng chết vì sợ hãi thì có, và có rất nhiều….

Chúc bạn thật nhiều may mắn, thân!

Nghi Quân. (hieuhoc_hieuhoc.com).

Bài liên quan

Sai lầm cần tránh khi chọn nghề nghiệp

(hieuhoc_hieuhoc): Chọn nghề mình sẽ làm là một vấn đề rất rất quan trọng đối với những bạn học sinh, sinh viên nhưng vấn đề này lại ít được quan tâm sớm và nếu có thì cũng chưa đúng đắn. Và hậu quả là có rất nhiều người phải làm trái ngành nghề, thậm chí là những công việc họ không yêu thích. Dưới đây là những sai lầm mà các bạn trẻ thường mắc phải khi chọn nghề.

Để được thừa nhận khả năng

Đã có lúc bạn được nhìn nhận như là một nhân viên trẻ có tiềm năng. Nhưng cùng với thời gian, bạn vẫn chưa phát triển thành một nhân viên có tài năng thực sự. Làm thế nào để mọi người thực sự thừa nhận khả năng của mình.

Lòng tự trọng: Tin vào bản thân.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Tất cả mọi người đều tự có trong mình một ý thức đánh giá bản thân: Khi là tự hào, tự tin vào chính mình, quan tâm đến mình, nhưng cũng có lúc cảm thấy tự ti, nghi ngờ chính mình là không có giá trị gì. Chính vào lúc mang thái độ tiêu cực, thiếu tự tin đó, con người dể chấp nhận những ý kiến rẻ rúng của người khác (nếu có) đối với mình, nên sẵn sàng làm những việc gọi là: “không ngại xấu hổ”.

Sự tự tin: Tố chất cần phải có để thành công.

(hieuhoc_hieuhoc.com.). Tự tin có thể khắc phục mọi khó khăn, tự tin là trọng tâm trong tất cả mọi hoạt động để đi đến thành tựu. Mỗi khi bạn tin tưởng “mình có thể làm được” thì tự nhiên sẽ nghỉ ra cách “mình sẽ làm như thế nào?”. Vậy khi là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn nên làm gì để đào luyện sự tự tin cho mình? Sau đây là những “nguyên tắc” cơ bản mà bạn nên thực hiện hàng ngày trong môi trường học đường.   

Cùng chuyên mục