Nhận biết những tính cách ngăn cản thành công

(hieuhoc_hieuhoc.com) Chúng ta ai cũng có những hành vi, thói quen không hay ho, đó chính là những điểm yếu của tính cách làm ngăn cản sự thành công.

>>4 Bí quyết thay đổi cuộc đời

Bạn đã bao giờ từng gặp một người thành công và sống cuộc sống có giá trị mà không nhận biết những vấn đề về hành vi của mình để có cách hạn chế chúng chưa? (Hình minh họa: ThoughtSow.com)

Bạn có nhận thấy mình mắc phải thói quen ngăn cản thành công nào dưới đây?

Tự nghi ngờ bản thân, thiếu tự tin:

Người có cái tôi quá nhỏ so với công việc mà họ được giao thực hiện. Đối với nhân viên anh chàng có thể là sếp, nhưng bên trong anh ta vẫn luôn tự hỏi mình: “Chuyện gì xảy ra nếu một ngày nào đó mọi người phát hiện ra rằng tôi chỉ là một kẻ giả danh?”

Bảo thủ, cứng nhắc:

Nếu mọi thứ không được suôn sẻ như mong muốn, anh ta bị đóng băng không thể xoay trở linh hoạt. Sự cứng nhắc khiến anh ta không thể làm việc hiệu quả trong nhóm và sự bảo thủ (làm theo ý mình) khiến cho việc hợp tác là không thể.

Bi quan, sợ thay đổi:

Lúc nào cũng nhìn thấy chiếc ly chỉ còn một nữa và có khuynh hướng chống lại bất cứ sự thay đổi nào, cho rằng kết quả của thay đổi có khi còn tồi tệ hơn.

Quá cầu toàn:

Người cầu toàn đặt ra những tiêu chuẩn cao không thể tả (khắc khe ngay cả những chuyện nhỏ nhặt không thể chấp nhận sai sót dù là của bản thân hay của người khác), và nó trở thành rào cản thay vì là phương tiện để đạt mục tiêu.

Sợ rủi ro và hay đổ thừa:

Họ cảm thấy bất an và cố gắng tránh né tối đa các quyết định có thể dẫn đến thất bại hay thua cuộc trong tương lai và họ tìm cách đổ lỗi cho người khác để che đậy nỗi sợ thất bại khi nhận thấy tình huống vượt tầm kiểm soát của mình.

Kiêu ngạo:

Người kiêu ngạo cảm thấy mình giỏi hơn tất thảy và cảm thấy lúc nào cũng phải dọn dẹp sai lầm của mọi người. Thường che lấp cảm giác đơn độc bằng cách nổi giận và bắt bẻ người khác.

Ba phải, lẻo mép:

Vì mong muốn được chấp nhận, dạng người này cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người. Đây là dạng người lúc nào cũng trong tình trạng đối phó, có khuynh hướng nói những gì người khác muốn nghe nhưng thật sự chẳng quan tâm đến họ hay mối quan hệ với họ.

Mặc dù vậy, đừng quá lo lắng vì chúng ta ai cũng sai lầm và đều có thể học cách nhận biết để kiểm soát những hành vi không có lợi cho ta. Tất cả chúng ta đều có những điểm mạnh căn bản cần được phát huy và điểm yếu trong tính cách cần được hạn chế. Điều quan trọng là hãy thẳn thắng với chính mình, nếu không nhận thấy các tính cách ngăn cản thành công này, bạn sẽ chẳng bao giờ cải thiện được.

Chúc bạn thành công

Nghi Quân (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Năng lực trí tuệ con người

Quan điểm về năng lực trí tuệ của con người, Howard Gardner, giáo sư môn giáo dục và môn trí lực của trường ĐH Harvard đưa ra những khía cạnh khác biệt và riêng lẻ về nhận thức, cho rằng người ta có những năng lực trí tuệ khác nhau và những cách thức hiểu biết khác nhau.   

Những tính cách đưa đến thành công.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Đâu là yếu tố then chốt đưa đến thành công cho người kinh doanh và các chuyên ngành khác? Một người muốn thành công cần có những tính cách gì? Tại sao có nhiều sinh viên khi còn ngồi trên ghế giảng đường đều học giỏi, nhưng khi vào đời lại không đuổi kịp cuộc sống, không có đầu óc thực tiển? 

Thói quen tốt tạo thành công.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Giữa người thành công và người thất bại chỉ có điểm khác nhau duy nhất nằm ở chổ thói quen của họ khác nhau. Thói quen thì muôn màu muôn vẻ, vậy phải tạo thói quen như thế nào mới có thể giúp ích cho thành công? 

Cùng chuyên mục