Thay nghề – Đổi việc.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Trong thời đại kinh tế cạnh tranh và công kỹ nghệ thay đổi nhanh chóng như hiện nay, đa số chúng ta ít khi gắn bó chỉ với một nghề nghiệp, một công việc. Nhưng làm sao chúng ta biết được lúc nào là thời điểm cần nên thay đổi nghề nghiệp? Và làm thế nào để có được công việc phù hợp hoàn hảo hơn?

igcaption>

Sau đây là những dấu hiệu báo cho biết nghề nghiệp, công việc của chúng ta đang lâm vào cảnh bế tắc đến lúc cần nên thay đổi:

– Buồn chán, làm việc với tinh thần“làm cho có”, không còn nhạy bén, năng suất thua kém nhiều đồng nghiệp khác.

– Cảm thấy chán chường khi chuẩn bị đi làm, khi nghĩ tới công việc hiện tại. Muốn được làm một điều gì đó khác và ngày bạn càng thấy rằng nên như vậy có lẽ sẽ tốt hơn.

– Tiền lương không nhúc nhích, thu nhập chửng lại, chẳng còn cách nào khác để kiếm thêm.

Vậy cần làm gì để có thể có được công việc phù hợp hoàn hảo hơn?

– Phải biết rõ mình muốn gì, khả năng mình như thế nào, đặc biệt là những điểm còn yếu của mình để tránh những công việc không phù hợp.

Loại bỏ những suy nghĩ sai lầm về nhu cầu thay đổi việc làm: Nếu ông chủ bạc đãi bạn, nhưng bạn không hoàn toàn thấy phiền lòng bởi công việc, thì vấn đề của bạn chính là ông chủ chứ không phải công việc. Có lẽ thay đổi duy nhất của bạn là nên tìm một chổ làm mới nhưng cũng là nghề nghiệp cũ.

– Hãy để ý đến sở thích của mình: Khi bạn bắt đầu có ý định thực hiện việc thay nghề, đổi nghiệp. Hãy cố gắng kiếm một công việc bán thời gian trong một lĩnh vực mới để chắc chắn rằng bạn yêu thích nó.

– Hãy đọc sách, một nguồn tham khảo rất quý giá không thể bỏ qua đó là sách vở. (Hiếu học) giới thiệu với các bạn hai tác phẩm tiêu biểu: “Kinh thánh dành cho người đi làm”, nguyên tác What color is your parachute? (xuất bản lần đầu bằng tiếng Việt với tựa đề Dù của bạn màu gì?) của tác giả Richard Nelson Bolles hoặc “35 bước chọn nghề” (Malcolm Hornby/nxb.Trẻ). Các bước thực hành trong sách này sẽ giúp bạn nhận ra rõ hơn khả năng, sở thích riêng của mình, vị trí hiện nay của bạn và làm thế nào để đạt tới nơi bạn muốn đến…

Chào đón công việc mới.

Tuy đã có bước chuẩn bị nhưng việc thay nghề đổi nghiệp dù sao cũng là một chuyển biến quan trọng của sự nghiệp. Vì thế, bạn nên lo liệu sao cho bước nhảy đó diễn ra thuận buồm xuôi gió. Có thể bạn sẽ phải đối đầu, cạnh tranh với những người khác ngang bằng hoặc hơn mình cả về bằng cấp lẫn kinh nghiệm. Có thể bạn sẽ phải chấp nhận đồng lương bị giảm sút hơn so với hiện nay cho đến khi bạn trở nên thông thạo ở công việc mới, khi đó thu nhập của bạn mới có thể có những dấu hiệu phấn khởi. Bù lại, bạn sẽ có được lòng nhiệt tình hăng hái đã bị đánh mất, không còn chán chường, bạn sẽ toàn tâm toàn ý cho công việc mới phù hợp hơn này.

“Kinh nghiệm cho chúng ta thấy rằng thành công dựa trên lòng hăng hái nhiều hơn là tài năng. Người chiến thắng là người hiến dâng tất cả cho công việc: thể xác lẫn tâm hồn”. (Charles Buxton).

Và khi đã đến lúc thay nghề đổi việc, khi tạm biệt công ty cũ, khi bạn ra đi, thì dù với những nguyên nhân không tốt đẹp nào chăng nữa, dù còn có những vướng mắc, dù bên trong chuyện đó thật sự có chua cay nham hiểm đến cỡ nào, bạn vẫn hãy tự chủ và giữ nó trong lòng. Đừng tỏ ra thô lỗ, lăng mạ hoặc khinh thường một ai trong công ty cũ. Vì nổi nóng, lăng mạ hoặc tuyên bố lung tung, làm những chuyện mất lòng người khác cũng chẳng ích gì. Trái đất tròn, ai biết ngày sau gặp lại sẽ ra sao? Giữ được điều này chính là bảo vệ quyền lợi tương lai của chính bạn đó. Cuối cùng, cũng đừng quên nói lời cám ơn với những người đã giúp bạn tìm được công việc mới nhé.

Chúc bạn thành công tốt đẹp.

Hoàng Chương tổng hợp/(hieuhoc_hieuhoc.com).

Bài liên quan

Sợ hãi - sai lầm - thất bại.

(Hiêu học). Tất cả mọi người đều có lúc phạm sai lầm, thất bại. Có thể sự thất bại sẽ giúp ta thoát khỏi những ảo vọng để quay về với thực tại, thất bại chứng minh cho ta thấy những hạn chế của mình. Nhất là sau đó giúp ta rút ra những bài học từ sự thất bại, giúp ta dừng lại để phân tích nguyên nhân của sai lầm.  

Đánh giá bản thân: Những giá trị tinh thần của bạn.

(Hiếu học). Nhân vô thập toàn, không ai là hoàn thiện, mọi người đều biết vậy. Nhưng thực tế, rất nhiều bạn mắc phải sai lầm: Theo đuổi hoàn mỹ, đòi hỏi các mặt của bản thân phải hoàn thiện, phải hoàn mỹ một cách quá đáng. Thế nên nhiều người đã bỏ qua cơ hội tốt, lỡ mất tình yêu, đánh mất tình bạn và cảm thấy tự ti trong cuộc sống.  

Chọn nghề phù hợp đúng sở trường, dễ Lập thân.

(Hiếu học). Mỗi người đều có khả năng riêng của mình, người có sở trường này, người khác có sở trường khác. Khi có được nghề nghiệp phù hợp với sở trường của mình, sự định hướng bước đầu như vậy là “thuận buồm xuôi gió”. Nhưng điều kiện cần thiết đầu tiên để thành công cho tất cả mọi người lại là phải luôn ra sức học tập, kiên trì làm việc bền bỉ và không nản chí.  

Cùng chuyên mục