Xác định ưu tiên: Đúng người đúng việc.

(Hiếu học). Nhà quản lý phân công cho nhân viên cấp dưới mà không có mục tiêu rõ ràng, không xác định ưu tiên, không xét đến giới hạn của thời gian và năng lực, không đúng người đúng việc thì không thể hoàn thành công việc tốt hơn được.

Không thể đòi hỏi ưu tiên cho mọi thứ.

Mọi người đều biết, rắc rối sẽ xảy ra khi bọn trẻ bước vào một cửa hàng bán kẹo: Mọi thứ trông quá tuyệt và chúng luôn muốn tất cả. Mọi chuyện chỉ dừng lại khi chúng đã được chén thỏa thuê. Song thật không may, việc rèn luyện khả năng tự chủ hầu như không theo tuổi tác. Do vậy có thể giải thích tại sao phải đặt ra một số thứ tự ưu tiên nhất định, và kèm theo là một trong những thử thách khó khăn nhất mà các nhà quản lý đương đại đang gặp phải.

Đây là một ví dụ ngắn: Giám đốc của một bệnh viện lớn gom lại các bài báo cáo trực tiếp của cô ấy và yêu cầu các nhân viên làm thành một bản chương trình riêng biệt cho mỗi dự án chính hoặc sáng kiến chính đang thực hiện. Sau đó các nhân viên dán tất cả các bản chương trình đó lên tường và nhận ra rằng, trong số hàng chục chương trình đó, họ có tới hơn 150 dự án đang hoạt động, nhiều trong số đó đang sử dụng sự hỗ trợ từ cùng một nguồn hoặc ảnh hưởng tới cùng một số nhóm làm việc. Không có gì là ngạc nhiên, cả nhóm nhận ra rằng, họ đã chậm hơn với thời hạn quy định và mọi người cảm thấy quá tải với công việc.

Mặc dù nhận ra rằng họ đảm đương quá nhiều công việc (và quá nhiều chương trình ở trên tường), nhóm lãnh đạo này vẫn phải vật lộn để thu hẹp bớt trọng tâm công việc. Nhiều người cảm thấy mọi thứ đều quan trọng và không có gì có thể bị bỏ qua mà gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nhưng nếu mọi thứ đều đòi hỏi ưu tiên, thì đó là điều không thể.

Trên thực tế, điều tồi tệ nhất là những nhân viên ở cấp dưới, đang phải đối mặt với những nhiệm vụ bất khả thi đang cố gắng đáp ứng mọi thứ, kết quả là họ quyết định cái gì là quan trọng dựa trên cảm giác hạn chế của họ về chiến lược của công ty và khả năng giải quyết mọi việc của họ. Do không làm rõ một số ưu tiên cơ bản, các nhóm lãnh đạo không cố ý uỷ quyền việc sắp xếp các ưu tiên cho nhân viên của mình. Và sau đó họ tự hỏi tại sao mọi người lại không có cùng quan điểm.

Xác định ưu tiên – 4 bước đơn giản.

Nếu bạn và đồng nghiệp của bạn muốn thực hiện công việc tốt hơn với việc sắp xếp các ưu tiên thì đây là bốn bước đơn giản – (mặc dù là không dễ dàng để bạn có thể áp dụng):

1 – Sử dụng tình trạng hiện tại để suy ra các thứ tự ưu tiên. Hầu hết mọi tổ chức đều nêu ra các ưu tiên như một phần của kế hoạch chiến lược của họ. Tuy nhiên, theo thời gian, sự rõ ràng của các ưu tiên này bị xoá mờ bởi vì chúng được chuyển thành hành động – và vì các dự án và sáng kiến khác được đưa thêm vào vì một vài lý do khác nhau (ví dụ các nguy cơ cạnh tranh, các vấn đề về hoạt động, các cơ hội khách hàng).

Do đó, sẽ thật hữu dụng nếu thường xuyên kéo nhóm của bạn cùng tạo ra tất cả các dự án và sáng kiến, xem liệu chúng thật sự có thể được phân nhóm theo các thứ tự ưu tiên chiến lược đã nêu ra cho nhóm của bạn hoặc cho công ty của bạn. Nếu chúng rơi vào các nhóm ưu tiên, thì điều đó thật là tuyệt. Nếu không, hãy quyết định xem liệu có nên chuyển dịch các ưu tiên chiến lược khác sang.

2 – Hãy sắp xếp ngang hàng các dự án để xác định dự án nào là thực sự quan trọng. Một khi bạn đã có bức tranh tổng quát về thực trạng dự án, hãy xem xét kỹ lưỡng dự án nào là thực sự then chốt. Là một bài tập tư duy, hãy giao cho mỗi người 100 “đơn vị” mà họ cần phải phân bổ cho các dự án khác nhau riêng biệt (không có sự thảo luận) nhằm đạt được một kết quả hoàn thành tốt nhất các ưu tiên chiến lược.

Sau đó hãy so sánh các sự phân bổ và xem dự án nào được coi là then chốt so với dự án được coi là “thích làm”. Điều này nên dẫn bạn đến các buổi thảo luận kỹ càng về việc nên bỏ qua hoặc trì hoãn dự án nào vì vậy mà các dự án then chốt sẽ nhận được sự quan tâm và các nguồn lực mà chúng cần đến.

3 – Thường xuyên trao đổi với những nhóm khác trong công ty. Trong khi bài tập này chỉ cần thực hiện ở cấp lãnh đạo nhóm, nhưng kết quả của nó thì cần phải được tất cả mọi người hiểu. Nhân viên của bạn muốn biết các dự án và sáng kiến nào là quan trọng nhất và tại sao họ có thể phân chia các nỗ lực của họ theo đó.

4 – Lặp lại quy trình trên một cách thường xuyên định kỳ. Như nói ở trên, các cơ hội, vấn đề và nguy cơ sẽ tiếp tục diễn ra và các dự án mới sẽ xuất hiện, thường thì các nhà lãnh đạo sẽ không hiểu chúng đã được triển khai như thế nào. Do đó việc sắp xếp ưu tiên sẽ không còn là một bài tập làm một lần duy nhất. Nó cần phải được lặp lại thường xuyên theo định kỳ để đảm bảo rằng bạn và các nhân viên của bạn đang làm đúng việc.

Theo: “Xác định ưu tiên – đảm bảo đúng người đúng việc”.

Bài viết của Ron Ashkenas trên Harvard Business Publishing

(Phương Hạnh dịch/TuanVietNam).

Học từ những thành công của nhân viên giỏi

Nhiều nhà quản lý thường bỏ nhiều thời gian để tâm tới những nhân viên yếu kém và ít kiểm soát hơn với những người làm việc tốt. Vì theo họ những nhân viên yếu kém cần được kiểm soát và học hỏi thêm còn những người làm việc tốt có thể tự hoàn thành công việc mà không cần đến họ. Đó là cách quản lý khá an toàn nhưng không thực sự mang lại hiệu quả cho công ty.

Nhiệm vụ của các nhà quản lý là luôn khuyến khích nhân viên thực hiện nhiều hơn các hành động sinh lợi và giảm các hành động tiêu cực. Nhưng đôi lúc các nhà quản lý quên rằng con người ai cũng cần được quan tâm, nếu vô tình hay cố ý ‘thờ ơ’ với nhân viên của mình thì họ sẽ có xu hướng thay đổi những nỗ lực hiện tại. Vậy nên khi những nhân viên giỏi đang tìm cách phản ứng lại với nhà quản lý thì đó là dấu hiện chứng tỏ nhà quản lý đang quan tâm không đúng người, không đúng việc.

Trong thực tế, các nhà quản lý tài ba thích đầu tư thời gian cho nhân viên giỏi của họ bởi hành động này làm lợi cho công ty và sẽ có hại nếu họ làm ngược lại và họ cho rằng đó là hành động công bằng nhất, là cách duy nhất để phát hiện tài năng, đạt được thành công.

Những nhân viên làm việc hiệu quả sẽ nhận được càng nhiều sự chỉ dẫn từ nhà quản lý và họ sẽ càng cảm thấy thoái mái hơn với cấp trên của mình vì theo các nhà quản lý giỏi thì họ xứng đáng được như vậy. Đó chính là cách đối xử công bằng đúng người đúng việc.

Khi tiếp xúc thường xuyên với những nhân viên đang gặp khó khăn, các nhà quản lý sẽ biết tại sao khách hàng không hài lòng, tại sao những người mới làm việc kém hiệu quả, tại sao một số hệ thống không thể phát triển.

Chúng giúp các nhà quản lý phân tích thất bại và tìm cách khắc phục vấn đề nhưng sẽ không giúp các nhà quản lý tìm ra đặc điểm của sự thành công vì đơn giản là không thể xác định cách làm việc đúng chỉ bằng cách loại đi những cách sai. Sự thành công có những đặc điểm riêng của nó.

Cách phân tích sự thành công tốt nhất đơn giản là dành nhiều thời gian cho các nhân viên giỏi. Họ sẽ tiết lộ bí mật rằng họ đã làm thế nào để có được sự thành công đó. (Theo: Tamnhin)

Bài liên quan

Kỹ năng quyết đoán trong cuộc sống.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Trong nhiều trường hợp, kỹ năng quyết đoán rất quan trọng. Nó sẽ giúp chúng ta ứng phó linh hoạt, vượt qua khó khăn và thay đổi kịp thời để chớp lấy thời cơ. Thiếu tự tin, không quyết đoán thì cho dù có kiến thức, có tầm nhìn, có được thông tin chăng nữa thì sự do dự cũng sẽ làm lỡ mất cơ hội.

Kỹ năng quản lý nhân sự trong kinh doanh.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Sau đây là những lời khuyên hữu ích để có một kế hoạch phát triển kỹ năng quản lý nhân sự rất đơn giản cho các chủ doanh nghiệp, nhà quản lý, các sinh viên và những ai quan tâm đến quản lý nhân sự trong kinh doanh (doanh nghiệp).

8 kiểu quản lý cơ bản.

(Hiếu học). Do tính cách và phương pháp làm việc của mỗi người khác nhau nên sẽ sinh ra nhiều kiểu quản lý khác nhau. Làm thế nào để biết mình thuộc típ lãnh đạo nào? Bạn có đánh giá đúng về khả năng lãnh đạo và quản lý của mình chưa? Những lời nhận xét về quản lý của mỗi người là khác nhau, làm sao có thể lý giải đúng những lời nhận xét đó? Hãy tìm hiểu 8 kiểu quản lý phổ biến sau đây để hiểu rõ hơn vấn đề.

Trắc nghiệm kỹ năng Quản lý.

(Hiếu học). Bài trắc nghiệm bao gồm các kỹ năng thiết yếu cho công việc quản lý – lãnh đạo doanh nghiệp như: Kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề,  kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp - ứng xử, kỹ năng quản lý thời gian…

Cùng chuyên mục