Bác sĩ pháp y: nhiều nỗi khổ.

Nghề pháp y phải học nhiều, biết nhiều nhưng thu nhập thì thấp. Bác sĩ pháp y với đồng lương “ổn định” khi mà giá cả cứ liên tục leo thang trong khi tiền bồi dưỡng giám định lại luôn chậm.

Không ít bệnh nhân cố tình làm cho bệnh của mình nặng, thậm chí tự hủy hoại thêm bản thân.Vì thế, ngoài kiến thức về y học, bác sĩ pháp y còn phải hiểu biết về pháp luật, về điều tra và nắm bắt tâm lý con người nữa. Đối với pháp luật, đây là một trong những ngành nghề không thể thiếu được… Nhưng Pháp y còn chịu nhiều thiệt thòi do chưa được xa hội trọng dụng (Hình: Bác sĩ pháp y tác nghiệp).

Ngày 21/7/1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định 117-HĐBT về giám định tư pháp, đây là văn bản luật đầu tiên về lĩnh vực này ở nước ta kể từ ngày lập nước.

Từ lâu theo quy định của Chính phủ, những người làm công tác giám định tư pháp, tất nhiên là có bác sĩ pháp y, được hưởng một khoản tiền gọi là tiền bồi dưỡng giám định. Ngược thời gian một chút về thế kỷ trước cho đầy đủ chuyện này: Ngày 21/7/1988, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định 117-HĐBT về giám định tư pháp, đây là văn bản luật đầu tiên về lĩnh vực này ở nước ta kể từ ngày lập nước.

Theo thông lệ quốc tế thì giám định viên tư pháp được hưởng chế độ bồi dưỡng giám định. Nhưng mãi sau 3 năm cho đến ngày 3/7/1991 mới có Thông tư 478 TT/LB của Liên bộ Tư pháp – Tài chính quy định mức bồi dưỡng cụ thể. Lúc đó khám nghiệm và mổ tử thi chết trong vòng 48 giờ bác sĩ pháp y được hưởng 9.000 đồng; người chết quá 7 ngày hoặc phải khai quật là 22.000 đồng; các loại vụ việc làm tại cơ quan giám định như tỉ lệ thương tật, tuổi, xét nghiệm… nếu đơn giản thì 2.000 đồng, phức tạp thì được 3.000 đồng một vụ việc. Vì mức này quá thấp nên được điều chỉnh. (Ghi điện não giám định tỉ lệ thương tật ở viện khoa học hình sự)

Ngày 15/3/1996 Chính phủ ra Quyết định về bồi dưỡng giám định tư pháp số 160/TTg do Phó thủ tướng Phan Văn Khải ký và được cụ thể hóa sau 7 tháng bằng Thông tư 355 TT/LB Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ – Bộ Tài chính – Bộ Tư pháp ngày 12/10/1996. Theo đó, khám nghiệm và mổ tử thi người chết trong vòng 48 giờ là 80.000 đồng; thời gian chết quá 7 ngày hoặc phải khai quật là 150.000 đồng; làm tại cơ quan giám định từ 20.000 đồng – 30.000 đồng một vụ việc (mà có khi kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng tháng)…

Có chuyện thật như… bịa là bác sĩ pháp y phải có phụ mổ (như y tá trong bệnh viện) giúp việc, nhưng Quyết định 160 “quên” mất họ và “quên” luôn những người khác tham gia trực tiếp hay theo sát việc bác sĩ pháp y tử thi như cán bộ kỹ thuật hình sự, điều tra viên, kiểm sát viên…, vì thế ngày 5/3/1998 Chính phủ ban hành Quyết định 57/1998/QĐ-TTg bổ sung cho Quyết định 160, từ đó những cán bộ nói trên mới được hưởng khoản phụ cấp ít ỏi này.

Ngày 1/1/2005, Quốc hội ban hành Pháp lệnh giám định tư pháp thay thế cho Nghị định 117-HĐBT, Pháp lệnh có hẳn một chương V quy định về phí giám định tư pháp, trong đó có bồi dưỡng giám định. Tại khoản 3, Điều 6, Nghị định 67/2005 ngày 19-5-2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành pháp lệnh giám định tư pháp quy định: “Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định cụ thể về phụ cấp, mức bồi dưỡng áp dụng cho từng lĩnh vực giám định tư pháp theo đề nghị của Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ quản lý về lĩnh vực giám định tư pháp”.

Cuối năm 2007, có cuộc họp giữa Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên quan bàn về việc thay đổi mức bồi dưỡng giám định tư pháp cho phù hợp với giá cả hiện hành. Vị đại diện Bộ Tài chính phát biểu rằng: Từ khi phát hành đồng tiền hiện hành (1985 hoặc 1986) đến nay mức trượt giá chỉ… khoảng 63%.Theo đó thì một ca khai quật tử thi nếu thay mới sẽ khoảng 240.000 đồng? Nhưng cũng mới chỉ dừng ở giai đoạn “bàn”. Mãi cho đến cuối năm 2008, Bộ Tư pháp vẫn loay hoay chấp bút giúp Chính phủ xây dựng văn bản về mức bồi dưỡng giám định.

Đầu năm 2009, lại có cuộc họp nữa nhưng mức bồi dưỡng mà Bộ Tư pháp dự kiến là 60.000-80.000 đồng/ngày công giám định và 400.000 – 1.200.000 đồng/vụ đã trở lên quá “xưa” so với mặt bằng tiền – giá. Các đại biểu dự họp đều thống nhất khẳng định rằng ít nhất phải nâng mức bồi dưỡng cho giám định viên tư pháp lên 1.000.000 – 3.000.000 đồng/vụ việc/người.

Đã hơn 10 năm chịu thiệt thòi do hưởng chế độ bồi dưỡng giám định quá thấp so với mặt bằng giá không ngừng tăng vùn vụt nên từ khi pháp lệnh giám định tư pháp ban hành, nhiều cơ quan, tổ chức giám định và giám định viên hỏi thì được trả lời: Sau khi Chính phủ ban hành quyết định mới thay thế Quyết định 160/TTg và Quyết định 57/1998/QĐ-TTg, Bộ Nội vụ sẽ chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Tư pháp ban hành thông tư liên tịch thay thế Thông tư 355TT/LB.

Trong khi Chính phủ chưa ban hành quyết định mới thì chế độ bồi dưỡng giám định vẫn thực hiện theo Thông tư 355TT/LB và Quyết định 160/TTg. Chờ đợi lâu quá, có nguy cơ BSPY bỏ việc nên tỉnh Bình Định đột phá, phụ cấp cho bác sĩ pháp y thường trực 2.000.000 đồng/tháng; kỹ thuật viên phụ mổ tử thi, bác sĩ pháp y tâm thần 1.000.000 đồng/tháng; bác sĩ pháp y tâm thần không thường trực, kỹ thuật viên và y công làm công việc pháp y tâm thần 500.000 đồng/tháng; mỗi bác sĩ pháp y thường trực còn được cấp một điện thoại di động và 200.000 đồng cước phí/tháng…

Phải thêm một, hai cuộc họp cấp bộ, ngành sau đó, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng ký Quyết định 74/2009/QĐ-TTg về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp mới, có hiệu lực từ ngày 1/7/2009. Vậy là sau 4 năm 7 tháng tính từ ngày ban hành pháp lệnh giám định mới có văn bản của Nhà nước quy định mức bồi dưỡng giám định. Tuy nhiên, đâu có dễ thực hiện ngay bởi còn phải dài cổ chờ, vì căn bệnh thâm căn cố đế của ta là ban hành Văn bản quy định (kể cả luật) nhưng không cụ thể, chi tiết nên phải chờ văn bản hướng dẫn. Bộ Tư pháp lại chấp bút rồi lại họp… và lại thấy rằng, hướng dẫn thực hiện Quyết định 74/QĐ-TTg rối rắm nên không áp dụng được. Thế là hàng ngàn giám định viên thuộc nhiều lĩnh vực giám định cả nước lại ngao ngán mong chờ.

Cũng cần phải nói rõ là giám định viên tư pháp có nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng công bằng mà nói thì giám định viên pháp y là những người chịu nhiều gian khổ cực nhọc nhất vì toàn đi mổ ở hiện trường núi cao, rừng sâu, bờ sông, bãi sú, bất kể đêm hôm, mưa nắng; phải đi bộ đường dài; thường xuyên tiếp xúc với tử thi với đủ các loại bệnh trên đời từ HIV/AIDS đến lao, giang mai, lậu… rất nguy hiểm.

Nghề pháp y lại phải học nhiều, biết nhiều nhưng thu nhập thì thấp. Bác sĩ pháp y với đồng lương “ổn định” khi mà giá cả cứ liên tục leo thang trong khi tiền bồi dưỡng giám định lại luôn chậm. Nghị định trước đây và nay là pháp lệnh giám định tư pháp đều ghi rõ giám định viên được hưởng bồi dưỡng giám định và bao giờ cũng ghi “có hiệu lực kể từ ngày ký”, nhưng từ khi có những văn bản này đến khi ban hành chế độ bồi dưỡng giám định chậm nhiều năm và từ khi có văn bản bồi dưỡng giám định đến khi thực hiện được lại chậm nhiều tháng nữa. Chờ đợi dài như thế chỉ có giám định viên là chịu thiệt thòi vì số tiền đó là nhiều tháng, nhiều năm cộng lại và cuối cùng cũng chẳngđược “truy lĩnh” và cũng chẳng ai chịu trách nhiệm. Một hiện tượng nữa là, chế độ bồi dưỡng giám định đã rất thấp, lại được duy trì trong nhiều năm, thậm chí hơn cả chục năm trong khi giá cả liên tục leo thang, chẳng hạn bồi dưỡng theo Quyết định 160 từ năm 1996 cho đến tận bây giờ.

Ngoài chuyện bồi dưỡng giám định đang nóng bỏng hiện nay thì từ lâu bác sĩ pháp y không được hưởng chế độ độc hại môi trường, dù có văn bản của Nhà nước; không được hưởng chế độ thường xuyên tiếp xúc với người nhiễm HIV/AIDS mà họ ở diện có nguy cơ lây nhiễm cao nhất, nhưng cảnh sát quản lý trại giam của Lực lượng Công an lại được hưởng; bác sĩ pháp y Công an và Quân đội còn không được hưởng phụ cấp nghề đặc biệt (bằng 50% lương cơ bản) do thường xuyên tiếp xúc với tử thi, vì Bộ Tài chính “lý luận” rằng, đã hưởng 25% phụ cấp đặc biệt rồi, nhưng nên nhớ là tất cả bộ đội và công an đều được hưởng mức phụ cấp 25%, thế thì tại sao không cho những người làm nghề đặc thù trong Quân đội và Công an hưởng mức phụ cấp cao hơn 25%, bởi như vậy rõ là họ bị thiệt thòi? Chế độ nghỉ mát độc hại hàng năm cũng không được thực hiện đầy đủ.

Nghị quyết 08/NQ-TƯ của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đã đặt vấn đề rất quan trọng về giám định tư pháp, trong đó có việc thành lập Viện Pháp y quốc gia, đủ thấy sự cần thiết của môn giám định này. Tuy nhiên, xưa nay ở ta việc tuyển bác sĩ làm nghề pháp y là vô cùng khó khăn. Vì thế không có cách nào khác là phải kích cầu bằng thực chất, không thể hô hào chung chung.

Theo: Nỗi khổ của bác sĩ pháp y Trần Lưu (ANTG)

Bài liên quan

Bác sĩ y học dự phòng - Ngành học mới

(hieuhoc_hieuhoc.com): Y học dự phòng là cầu nối giữa y học và y tế công cộng. Trong khi y học quan tâm đến chẩn đoán và điều trị bệnh cho một bệnh nhân thì y tế công cộng quan tâm nhiều hơn đến phòng bệnh và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng. Vì vậy mục tiêu hàng đầu của Y học dự phòng là nâng cao sức khỏe của cá nhân, gia đình và cả cộng đồng.

Nhân học - Ngành học nghiên cứu về con người

(hieuhoc_hieuhoc.com): Đã bao giờ bạn tự hỏi: “Con người là gì?”, “Con người sinh ra từ đâu?”, “Tại sao cùng là con người mà sao có màu da khác nhau, nói tiếng nhau?”. Đây cũng chính là những câu hỏi mà các nhà Nhân loại hàng ngàn năm nay và các nhà Nhân học trên toàn thế giới này đang đi tìm câu trả lời. Còn bạn, bạn có thắc mắc tại sao mình tồn tại không?

Xã hội học -

(hieuhoc_hieuhoc.com): Đồng hành cùng với sự phát triển và hội nhập của kinh tế, văn hóa, xã hội (XH) ngày nay thì hàng loạt vấn đề bức xúc cũng nảy sinh như dân số tăng, nghèo đói, bất bình đẳng về giới, về giai tầng, sự chênh lệch về trình độ văn hóa, về kinh tế giữa các vùng miền, các quốc gia, các tộc người… Để giải quyết các vấn đề bức xúc này, thế giới hiện đại luôn cần đến những nhà xã hội học (XHH).

Nghề Bác sĩ gia đình.

(Hiêu học). Nghề làm bác sĩ gia đình rất phổ biến ở các nước tiên tiến, nhưng đối với Việt Nam vẫn còn rất mới mẻ. Bác sĩ gia đình là ai và có nhiệm vụ gì? Để trở thành bác sĩ gia đình và khi làm việc cần phải tuân thủ những điều kiện gì? Người dân sẽ được hưởng lợi gì từ hình thức chăm sóc sức khỏe này?

4 lí do để làm việc trong ngành y tế

Bạn nghĩ sao khi chỉ bằng một mũi tiêm, một kì chữa trị, một nghiên cứu, bạn đã cứu sống được một con người hoặc trở thành ân nhân của nhiều người bệnh. Bạn có thể làm chấn động cả thế giới bởi 1 phát minh trong y dược gây ảnh hưởng sâu rộng không chỉ với 1 cá nhân mà cả cộng đồng. Điều đó không tuyệt hay sao?

Cùng chuyên mục