CEO và sự thịnh vượng của doanh nghiệp

(hieuhoc_hieuhoc.com): Là đầu tàu cho sự phát triển của doanh nghiệp, các CEO đã và đang làm tốt vai trò của một nhà quản trị doanh nghiệp. Vị trí của ngành này đang là mục tiêu hướng đến của không ít bạn trẻ ngày nay và là 1 trong top 4 nghề “đỉnh” nhất Việt Nam.

Tiềm năng của CEO ở Việt Nam

Hiện nay, ở Việt Nam CEO đang phát triển rất mạnh và tạo ra một làn sóng cạnh tranh giữa các công ty, tập đoàn lớn về vấn đề này. Việc thu hút nguồn nhân lực có trình độ đang được đẩy mạnh trong đó tập trung rất nhiều vào vị trí của các CEO.

Vậy CEO là gì? CEO là từ viết tắt của Chief Executive Officer có nghĩa là: nhà quản trị hay người lãnh đạo cao nhất trong một công ty hoặc một tổ chức, chịu trách nhiệm thực hiện các chính sách của hội đồng quản trị, đem lợi nhuận về cho tổ chức ấy. Đây mà vị trí mà hấu hết các doanh nghiệp đều khát khao tìm kiếm nhưng việc tuyển dụng không hề đơn giản chút nào, bởi vì một CEO giỏi chính là “linh hồn” của doanh nghiệp.

Vai trò của các CEO rất lớn. Bạn sẽ là người có tính chất quyết định đối với một công ty. Vì vậy ứng cử viên cho vị trí này luôn được trọng dụng vì sự phát triển của doanh nghiệp.

Là một CEO bạn có cơ hội để thể hiện khả năng của mình trước toàn doanh nghiệp và được đánh giá rất cao ở các dự án, các kế hoạch phát triển cho doanh nghiệp mình. Các CEO giỏi luôn được coi là “hạt nhân” của doanh nghiệp.

Khi bạn phát triển tài năng của mình ở vị trí của một CEO thì bạn sẽ được đảm bảo trước hết một tương lai tốt đẹp cho sự nghiệp. Đó là một môi trường có sự cạnh tranh mạnh mẽ, bạn sẽ được làm chủ kiến thức và kỹ năng của mình.

Về thu nhập cũng là một điều đáng phải kể đến. CEO sẽ đáp ứng được mức thu nhập tương xứng với năng lực làm việc của bạn. Ở vị trí này, bạn hoàn toàn có thể hài lòng với mức thu nhập, vì nó có thể là số tiền mà người lao động bình thường làm việc chăm chỉ cả đời cũng không có.

Khả năng thăng tiến và cơ hội phát triển sự nghiệp cũng rất lạc quan. Bạn sẽ được tham gia ngày càng nhiều các khoá học, chương trình đào tạo, nâng cao kỹ năng, cập nhật thông tin… để hoàn thành tốt công việc của mình.

Bạn có thể tự đặt câu hỏi: Vị trí này có dành cho mình hay không? Và mình có thể đạt được hay không?

Những tố chất cần thiết cho một CEO tài năng

– Bạn phải biết nhìn vào tương lai: Đây là yếu tố đầu tiên cần có của nhà quản lí. Nếu bạn có khả năng nhìn và dự đoán tương lai – tức là có tầm nhìn chiến lược, kết hợp với trực giác nhạy bén của mình, bạn sẽ nắm bắt được những biến động của nền kinh tế và có thểh đinh hướng đúng cho doanh nghiệp mà bạn điều hành phát triển đúng hướng.

– Sự sáng tạo: Với tố chất này bạn sẽ xác định được tương lai của công ty mình. Bạn cần có những ý tưởng mới và nhạy bén trong công việc, giải quyết tốt các vấn đề của công ty. Bạn sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của người quản lí.

– Có khả năng giao tiếp và thấu hiểu tâm lý con người: Bạn không nên tiết kiệm lời khen đối với cộng sự của mình nếu như họ làm việc tốt. Bạn phải có tính tập thể thì mới có thể hòa đồng với mọi người. Một khi bạn “Đắc nhân tâm” rồi thì bạn có thể tạo nên 1 khối sức lớn giúp doanh nghiệp của bạn phát triển nhanh hơn.

– Tinh thần trách nhiệm:
Bạn sẽ được đánh giá rất cao nếu bạn là người có trách nhiệm. Hãy luôn dùng từ “chúng tôi” trong suy nghĩ và lời nói. Với sự tự tin này bạn khẳng định với mọi người chính bạn đang là người chịu trách nhiệm về sự hưng thịnh của công ty, tổ chức mình. Bạn cũng đang đặt quyền lợi của tổ chức trước quyền lợi và cơ hội của bản thân.

– Là một CEO giỏi bạn cũng nên không ngừng học hỏi và tiếp thu kiến thức từ môi trường bên ngoài. Bạn hãy tạo cho mình niềm đam mê với công việc và sự cầu tiến trong sự nghiệp. Chịu khó thu thập vốn sống, kỹ năng sống và những điều liên quan tới công việc điều hành của mình. Đó cũng là một cách để bạn hoàn thiện mình hơn.

– Với sự giao lưu, hợp tác kinh tế như hiện nay, ngoại ngữ là một yếu tố không thể thiếu với một CEO như bạn. Hãy trang bị cho mình những kiến thức ngoại ngữ thật tốt để bạn có thể giải quyết tất cả các công việc mà không bị cản trở gì. Ngoại ngữ cũng được coi là chìa khoá của sự thành công.

– Bạn phải là một người có sức khoẻ: Khi bạn có sức khoẻ thì bạn mới có thể làm việc hiệu quả, thích nghi được với nhịp độ làm việc của công ty mình. Bạn cần biết cân bằng công việc của mình, tránh để đầu óc căng thẳng, ảnh hưởng tới công việc của một nhà quản lí.

– Đạo đức cũng là một tố chất của một CEO giỏi. Chữ “Tâm” trong kinh doanh luôn được các CEO chú ý, bởi vì đó là thang đo đạo đức của người lãnh đạo trong kinh doanh và tạo ra động lực để bạn làm việc hiệu quả. Môi trường kinh doanh với sự cạnh tranh mạnh mẽ đòi hỏi bạn phải giữ cho mình một chỗ đứng thăng bằng, không bị các yếu tố khác của môi trường kinh doanh tác động. Hãy luôn chứng minh mình là một CEO tài năng và trung thực.

Ngoài các yếu tố trên, muốn trở thành một CEO tài năng thì ngay từ bây giờ hãy xây dựng cho mình một kế hoạch làm việc hợp lý, khoa học, nó sẽ có lợi cho bạn khi trở thành một nhà quản trị doanh nghiệp. Bạn cũng nên tích lũy cho mình những “vốn xã hội” như các mối quan hệ tích cực, kinh nghiệm đi làm, những hoạt động xã hội đã từng trải qua…Sự học trên ghế nhà trường có hạn mà kiến thức thì vô bờ. Bạn cần phải học tập nhiều nữa thì mới có thể đảm đương vai trò quan trọng này.

Học nghề này ở đâu?

Bạn muốn thử sức mình với vị trí CEO? Ngay từ bây giờ hãy tìm kiếm cho mình những khoá học phù hợp với bản thân cũng như đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng.

Hiện nay, chưa có trường nào đào tạo bài bản, chính quy về CEO cả. Bạn muốn trở thành CEO, trước tiên bạn hãy học các chuyên ngành trong trường đại học như tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, ngoại thương…, sau đó đi làm tích lũy kinh nghiệm. Lúc này bạn có thể tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ quản lý như trên Hiếu Học đã đưa thông tin.

Có thể làm 1 CEO hay không phần nhiều là ở khả năng, kinh nghiệm thực tế của bạn chứ không phải ở việc bạn học ở đâu ra và bằng cấp gì. Bill Gates là một ví dụ thực tế, ông không học một khoá học bài bản nào nhưng ông vẫn làm một CEO giỏi đó thôi.

Kim Tuyến

(Chú ý: Hãy nghi rõ nguồn: “Kim Tuyến – Theo hieuhoc_hieuhoc.com” khi xuất bản lại nội dung bài viết này)

Cùng chuyên mục