Dự án xây dựng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam

(Hiếu học) Hiện tại, nhóm tư vấn của Nhật Bản đang hoàn tất báo cáo dự án xây dựng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam để trình Chính phủ Nhật Bản, dự kiến phê duyệt trong năm 2011. Nếu mọi việc thuận lợi thì cuối năm, dự án mới chính thức được triển khai.

Mô hình Trung tâm vũ trụ sẽ được xây dựng ở khu công nghệ cao Hòa Lạc (Ảnh: Thienvan)

Nguồn nhân lực là vấn đề nan giải nhất hiện nay.

“Nhóm tư vấn của Nhật Bản đang hoàn tất Báo cáo khả thi của dự án vào tháng 2/2011 để trình Chính phủ Nhật Bản và dự kiến phê duyệt trong năm 2011”. –PGS. TS Phạm Anh Tuấn – Trưởng ban Quản lý dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Phó viện trưởng Viện Công nghệ Vũ trụ Việt đã cho biết như vậy.

Nguồn vốn của dự án dự kiến sẽ được xác định trong năm 2011, sau khi nhóm Tư vấn Nhật Bản hoàn tất Báo cáo khả thi. Nếu mọi việc thuận lợi thì cuối năm 2011, dự án mới chính thức được triển khai.

Theo đánh giá của chuyên gia Nhật Bản nếu dự án “Trung tâm Vũ trụ Việt Nam” hoàn thành thì chúng ta có thể chủ động trong việc cảnh báo và giám sát thảm họa thiện tai. Qua đó Việt Nam có thể giảm thiểu được 10% thiệt hại do thiên tai gây ra.

PGS Tuấn cũng cho biết, nguồn nhân lực là vấn đề nan giải nhất hiện nay. Trước mắt cần sớm có Chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho Khoa học và Công nghệ Vũ trụ, cũng như Công nghiệp Vũ trụ sau này.

Nguồn nhân lực của trung tâm có được từ dự án đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn. Hiện nay, Viện Công nghệ vũ trụ đang chuẩn bị đội ngũ cán bộ trẻ thông qua các hợp tác khác với Nhật Bản và các nước có nền công nghệ vũ trụ tiên tiến trên thế giới.

Sinh viên chuyên ngành công nghệ vũ trụ đang được đào tạo tại ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội. Khóa sinh viên đầu tiên sẽ ra trường vào đầu năm 2012.

Khoa Hàng không – Vũ trụ cũng đã được thành lập tại ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội với sự hỗ trợ của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đây là một trong hai Trường ĐH đào tạo và nghiên cứu theo mô hình quốc tế đã được thành lập tại Việt Nam. Từ 2012 sẽ đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ ngành công nghệ vũ trụ tại đây.

Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ viễn thông đến năm 2020

Làm chủ công nghệ chế tạo các trạm mặt đất, tự chế tạo các trạm mặt đất có giá cạnh tranh; làm chủ công nghệ vệ tinh nhỏ, tự thiết kế và chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát trái đất; làm chủ được công nghệ và kỹ thuật tên lửa; đào tạo được đội ngũ cán bộ trình độ cao, đáp ứng nhu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ vũ trụ ở Việt Nam, nâng cấp và phát huy hiệu quả cơ sở vật chất đã đầu tư trong giai đoạn trước.

Nâng cấp hạ tầng ban đầu thông qua việc chuẩn bị phương án và kế hoạch phóng vệ tinh viễn thông thứ hai đáp ứng đủ nhu cầu khai thác dịch vụ viễn thông, phát thanh truyền hình trong nước. Chế tạo và phóng thêm một số vệ tinh nhỏ quan sát Trái đất, thay thế một phần nhu cầu mua ảnh vệ tinh của nước ngoài; hoàn chỉnh hệ thống các trạm định vị nhờ vệ tinh.

Đưa các ứng dụng của công nghệ vũ trụ vào phục vụ rộng rãi và thường xuyên cho nhu cầu của các ngành sản xuất, dịch vụ, giáo dục, y tế… Mở rộng và thương mại hoá các sản phẩm ứng dụng công nghệ vũ trụ. Với mục tiêu đạt trình độ trung bình khá trong khu vực về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ.

Thành lập Viện Nghiên cứu cao cấp về toán

Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định chính thức thành lập Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Có trụ sở tại Hà Nội, Viện là tổ chức khoa học và công nghệ công lập hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu toán học.

Một trong các nhiệm vụ của Viện là tạo điều kiện làm việc thuận lợi để các nhà toán học Việt Nam có năng lực trở thành các chuyên gia quốc tế. (Ảnh minh họa)

Là một nội dung quan trọng trong chương trình trọng điểm quốc gia phát triển toán học giai đoạn 2010-2020, viện được thành lập với tư cách là một tổ chức khoa học và công nghệ công lập hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu toán học, trực thuộc Bộ GD-ĐT.

Trụ sở của viện đặt tại Hà Nội. Quyết định thành lập nêu rõ viện sẽ hoạt động theo quy chế do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Nhật Bản cấp ODA cho công nghiệp vũ trụ Việt Nam

Nhật Bản vừa quyết định sẽ cung cấp khoản vay ODA trị giá 40 tỷ yen (tương đương 480 triệu USD) cho Việt Nam để phát triển các chương trình thám hiểm không gian.

Trước đây, vốn ODA dành cho Việt Nam thường tập trung để phát triển cơ sở hạ tầng và đây là lần đầu tiên vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật được dành cho lĩnh vực công nghiệp vũ trụ.

Với trị giá từ 35 đến 40 tỷ yen, khoản vay chi cho 3 dự án, bao gồm xây dựng trung tâm mặt đất, hai vệ tinh quan sát và một khóa đào tạo kỹ sư.

Quyết định cuối cùng được đưa ra vào cuối tháng này tại phiên họp cấp bộ trưởng. Sau đó, theo lộ trình, hai Chính phủ sẽ ký văn bản thỏa thuận vào tháng 6 tới, và ký hợp đồng chính thức vào mùa thu năm nay. (Theo nguồn tin từ nhật báo Yomiuri Shimbun của Nhật bản).

Ngân Hàng tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Đào tạo nguồn lực khoa học và công nghệ

(Hiếu học) Tạo môi trường thuận lợi để chuyển giao công nghệ hiện đại và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lực khoa học và công nghệ (KHCN) nước nhà, Việt Nam đã ký hiệp định hợp tác KHCN với hơn 50 quốc gia và tham gia hàng trăm tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực khoa học. 

Ngành Công nghệ vũ trụ

Việt Nam đã và sẽ gửi các nghiên cứu sinh sang học tập tại những nước có ngành Công nghệ vũ trụ phát triển như Mỹ, Nga, Nhật... Các trường ĐH Công nghệ, ĐH FPT cũng đã mở bộ môn chuyên giảng dạy Công nghệ vũ trụ, khóa đầu tiên sẽ tốt nghiệp trong một, hai năm tới...   

Cùng chuyên mục