Ngành học giàu tiềm năng: Hệ thống thông tin quản lý

Không ít người ngạc nhiên khi nhắc đến “Hệ thống thông tinquản lý (MIS)”. Tuy nhiên trên thực tế, ngành này đã xuất hiện ở nước ta hơn 10 năm nay và rất giàu tiềm năng phát triển. Đây là ngành học thích hợp cho các bạn trẻ yêu thích công nghệ và kinh doanh.

Thí sinh đăng ký xét tuyển online tại Trường ĐH Hoa Sen

Đón đầu xu hướng

MIS tập trung vào nghiên cứu và thảo luận vềcông nghệ thông tin(CNTT), hệ thống thông tin,thương mại điện tử, chiến lược kinh doanh, cải thiện quy trình kinh doanh kết hợp giữa truyền thống và kinh doanh điện tử (E-business), các vấn đề về đạo đức/pháp lý trong môi trường kinh doanh nhằm giúp doanh nghiệp (DN) vận hành cáchoạt động hiệu quảhơn và có lợi thế cạnh tranh hơn trong lộ trình Việt Nam gia nhập thị trường quốc tế. Ngoài ra, nếu bạn là người đam mê công nghệ và kinh doanh, mong muốn đem công nghệ cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, nâng cao tính cạnh tranh trong môi trường kinh doanh toàn cầu thì ngành MIS là một lựa chọn thích hợp.

Trên thế giới có hàng trăm trường ĐH đào tạo cử nhân về ngành MIS. Theo dự báo,nguồn nhân lựccủa ngành MIS tiếp tục tăng mạnh.

Đây cũng là xu hướng toàn cầu, trong đó Việt Nam cũng không ngoại lệ. Hiện nay, chuyên viên hệ thống thông tin ở nước ta rất khan hiếm và dự báo thời gian tới tiếp tục khan hiếm. Nhiều tổ chức, DN Việt Nam có nhu cầu cao về nhân lực MIS song nguồn cung còn hạn chế, cả về số lượng lẫn chất lượng. Đây chính là cơ hội nghề nghiệp cho các bạn trẻ giàu năng lực và biết nắm bắt thời cơ.

Học ở đâu?

Nhận thấy tiềm năng trong lĩnh vực MIS tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á, Bộ môn Hệ thống thông tin – Khoa Khoa học và Công nghệTrường ĐH Hoa Senđưa vào giảng dạy ngành MIS từ năm 2011, nhằm đào tạo những chuyên viên hệ thống nghiệp vụ vàứng dụng CNTTdưới góc nhìn của nhà quản lý.

Chương trình đào tạo được xây dựng dựa vào sự góp ý của các chuyên gia đầu ngành cũng như nghiên cứu, tham khảo chương trình tiên tiến của các trường ĐH nổi tiếng thế giới. Việc kết hợp hiệu quả kiến thức kinh doanh và kiến thức CNTT mang lại sự giao thoa giữa 2 lĩnh vực mấu chốt, giúp người học có thể phân tích vấn đề từ cả 2 góc độ và đề xuất giải pháp tối ưu nhất cho DN.

Trong suốt quá trình đào tạo, sinh viên (SV) sẽ tiếp cận thực tế qua nhiều hoạt động đa dạng như: các kỳ thực tập toàn thời gian tại DN, tham quan DN, thực hành thường xuyên tại phòng Lab hiện đại mô phỏng mô hình hệ thống thông tin của DN… SV cũng có thể tham gia các hoạt động về hội thảo nghề, chuyên ngành được trường tổ chức thường xuyên.

Bên cạnh đó, SV ngành hệ thống thông tin quản lý được đào tạo tiếng Anh bài bản ở nhiều cấp độ, phát triển khả năng ngoại ngữ một cách vững chắc để có thể hội nhập thị trường thế giới. Đồng thời, trường luôn chú trọng xây dựng sự gắn kết chặt chẽ với nhiều công ty, DN nhằm tạo cơ hội cho SV trải nghiệm thực tế, nâng cao tay nghề.

Tốt nghiệp ngành MIS tại Hoa Sen, SV có thể làm các công việc như: chuyên viên MIS, chuyên viên phân tích hệ thống nghiệp vụ (BA – Business Analyst), chuyên viên quản lý dự án CNTT, chuyên viên phát triển ứng dụng kinh doanh, chuyên viên tư vấn giải pháp, chuyên viên tư vấn/kiểm toán quy trình ISO, chuyên viên tư vấn triển khai ứng dụng, chuyên viên hệ thống thông tin và lưu trữ dữ liệu, quản trị viên cơ sở dữ liệu, chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật ứng dụng DN, chuyên viên thương mại điện tử, chuyên viên hệ thống thông tin, chuyên viênphân tích dữ liệu… Theo khảo sát năm 2015 từ các cựu SV tốt nghiệp ngành MIS Trường ĐH Hoa Sen cho thấy mức lương khởi điểm dao động từ 6-8 triệu đồng/tháng.

Theo: (Giaoduc Huongnghiep/NLD)

Bài liên quan

Những nghề sẽ rất khởi sắc trong ngành CNTT.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Nhu cầu tuyển dụng nhân lực nhóm ngành Công nghệ thông tin (CNTT) trong năm 2012 tăng hơn 66% so với năm 2011; đặc biệt nhu cầu tuyển dụng nhân sự trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học chuyên ngành như lập trình viên, kỹ sư hệ thống mạng, kỹ sư phần cứng, tester, nhân viên phát triển phần mềm, thiết kế lập trình web, lập trình mobile…

Nghề quản lý hệ thống thông tin mạng

Với một triển vọng nghề nghiệp rộng mở, những ai chọn công nghệ thông tin (CNTT) làm nghề nghiệp tương lai còn có thêm một hướng đi mới, đó là nghề quản lý hệ thống thông tin mạng.

Cùng chuyên mục