Nghệ thuật Cuốn giấy (Paper quilling)

(hieuhoc_hieuhoc) Nghệ thuật cuốn giấy hay còn gọi là Quilling Paper. Cuốn giấy được hiểu là dùng giấy đủ màu sắc cắt thành sợi nhỏ, cuộn lại rồi khảm, dán vào nền tạo thành nhiều vật phẩm (giấy không gấp mà là cuộn tròn, tạo sự mềm mại và rực rỡ).

Mặc dù không rõ về nguồn gốc của nghệ thuật cuốn giấy, nhưng người ta chấp nhận là nó bắt đầu xuất hiện sau sự phát minh ra giấy ở Trung Hoa.

Một phát hiện khác về loại hình nghệ thuật này xuất hiện ở thời cổ đại Ai Cập. Đó là những năm 300 và 400 sau công nguyên, sợi bạc và vàng được dùng quấn xung quanh để trang trí những cột và những bình lọ, dán phối hợp với những loại ngọc đá tuyệt đẹp, có thể kỹ thuật cuốn giấy đã theo nghệ thuật này. Đến thế kỷ thứ 13, nghệ thuật này khá phổ biến và khi kim loại màu trở nên khan hiếm và khó làm bằng tay, giấy màu đã được thay thế…

Có nhiều cuộc tranh luận về nguồn gốc của nghệ thuật cuốn giấy, nhiều quốc gia tuyên bố một cách khẳng định nguồn gốc nghệ thuật này từ nước của họ. Nói chung, ít nhất, chúng ta cũng thấy được trong tranh giấy cuốn xuất hiện một nghệ thuật đa văn hóa trong cuộc sống.

Nghệ thuật cuốn giấy đòi hỏi phải khéo tay, kiên trì và có óc nghệ thuật, sáng tạo.

Giới quý tộc sử dụng nghệ thuật cuốn giấy từ những năm cuối 1600, và đầu những năm 1700 (thời kỳ Stuart). Những sự kiện lịch sử cho thấy nghệ thuật cuốn giấy đã trở nên phổ biến trong những năm đầu 1700 tới những năm đầu 1800, (thời đại Georgian) ở Châu Âu. Nghệ thuật cuốn giấy đã thành mốt và sở thích riêng tư cho các thiếu nữ, họ được dạy cách cuốn giấy quanh một mũi kim. Nhưng nghệ thuật này biến mất dần vào cuối những năm 1800. Một vài cố gắng phục hưng nghệ thuật này cuối những năm 1800 sau đó nhưng không thành công.

Nghệ thuật cuốn giấy là một loại hình nghệ thuật độc đáo, sáng tạo, làm nên các tác phẩm nghệ thuật hoàn mỹ, đem lại cho giấy nét hồn riêng độc đáo và mang đến cho hội họa một hơi thở mới

Nghệ thuật cuốn giấy không chỉ là một thú vui đối với phụ nữ, mà một số người đã ứng dụng nghệ thuật đó để trang trí cho màng che, tủ bếp, khung hình, hộp đựng trà, bàn chơi bài, khay rượu, giỏ, hộp đựng đồ nghề, bình pha rượu, và ngay cả giường tủ bàn ghế… Các dân du cư đã đem nghệ thuật này du nhập vào nước Mỹ, và đã trải qua nhiều giai đoạn để phục hưng cho đến ngày nay.

Nghệ thuật cuốn giấy đã hợp nhất lại thành từng hội, từng câu lạc bộ phát triển mạnh, nhu cầu trang trí bằng giấy cuốn cho các bìa cặp chứa hồ sơ, album hình ảnh càng làm giàu cho nghề thủ công này.

Ở Việt Nam, nghệ thuật cuốn giấy còn khá mới mẻ và chưa được phổ biến. Hầu như chỉ dành cho những ai thực sự yêu thích và kinh doanh các mặt hàng giấy cuốn, chủ yếu là thiệp chúc mừng, tranh, đồ lưu niệm…

Nơi sản xuất và xuất khẩu nghệ thuật giấy xoắn được biết đến nhiều như Công ty Nhật Nguyệt (Sun & Moon) – đã được giải đặc biệt thiết kế kiểu dáng mỹ nghệ và mẫu thiết kế đẹp G-Mark (giải lớn nhất trong ngành thiết kế Nhật Bản). Các sản phẩm xuất sang Nhật, Anh, New Zealand, Úc với hàng ngàn sản phẩm, đủ các đề tài: tranh, đồ hộp, con vật, hoa, khay, tráp, hộp nhẫn, hoa tai, cốc, chao đèn, mẫu lịch, mặt bàn ghế…

So với các ngành thuộc nhóm thủ công mỹ nghệ, nghệ thuật cuốn giấy có nhiều ưu điểm như chất liệu mới, nhiều mẫu mã, kiểu dáng để sáng tạo các ý tưởng độc đáo, lạ mắt. Nghệ thuật cuốn giấy trở thành một nghề hấp dẫn, do người Việt Nam phù hợp với sự khéo léo cần có để thể hiện cho nghệ thuật này.

”=>

Văn Nghệ tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Nghệ thuật thổi hồn vào giấy

Ngay từ nhỏ chúng ta đã được làm quen với origami thông qua những mẫu gấp hạc, máy bay giấy, môn thủ công ở trường, tất cả đều là nghệ thuật xếp giấy.

Nghệ thuật xếp giấy thu hút các bạn trẻ

Nghệ thuật xếp hình bằng giấy đang lôi cuốn các bạn trẻ tại TP HCM: Chỉ với 3 động tác chính là cuộn giấy, đẩy và dán keo, những con vật ngộ nghĩnh, dễ thương xuất hiện trong niềm vui thích của các chủ nhân.

Xếp hình 3D trong thiệp giấy

Những tấm thiệp pop-up với hình ảnh độc đáo từ nghệ thuật xếp giấy 3D đang mê hoặc giới trẻ. Thiệp pop-up khi mở ra sẽ là những hình ảnh rất đẹp được tạo thành từ nghệ thuật Kirigami. 

Làm tranh từ gạo

Từ những hạt gạo, Nguyễn Cao Trí đã tạo ra một dòng tranh gạo mang diện mạo mới cho nghệ thuật tranh Việt

Nghề vẽ truyện tranh

Nhìn lại nghề vẽ truyện với cái khó lẫn những lối rẽ chờ được khám phá, tác giả gửi gắm một niềm tin vào chính đam mê của mình và của những bạn trẻ yêu thích sáng tác truyện tranh nhưng còn e dè…

Nghề vẽ phun sơn (Airbrush)

(Hiếu học) Airbrusher hiểu nôm na là thợ vẽ hay họa viên phun sơn, nghệ thuật trang trí hiện đại nhất trên thế giới hiện nay. Sở hữu kỹ năng vẽ airbrush, bạn sẽ thỏa thích trổ tài trên mọi loại bề mặt, từ trang trí tường nhà, mặt tủ áo, tủ lạnh, tủ bếp, hay ngầu hơn là vẽ trên xe hơi, xe máy và phổ biến nhất là trang trí mũ bảo hiểm, laptop, điện thoại di động... 

Cùng chuyên mục