Nhận biết những nguyên nhân tạo nên căng thẳng khi làm bài thi.

( hieuhoc_hieuhoc.com. ). Không khí phòng thi trở nên nghiêm trọng từ lúc phát đề, tiếng bước chân của giám thị, tiếng bật khóc vì không làm bài được của một thí sinh nào đó…, không nhiều thì ít đều làm cho bạn bối rối. Rời khỏi phòng thi, bạn phát hiện ra ngay những lầm lỗi mắc phải trong bài làm. “Chết rồi, sao mình …!”. Rõ ràng với trường hợp này đề thi là không quá khó, nhưng tại sao bạn bị “tai nạn” như vậy? Và rất nhiều sự cố nghễnh ngãng trầm trọng hơn như: phạm quy, quên hoặc ghi sai số báo danh, không sử dụng máy tính (để dưới hộc bàn lại cho rằng mình không mang theo) v.v…. Bài làm không được như ý, cảm thấy lo lắng, rồi có thể bạn sẽ mất tinh thần ảnh hưởng đến những môn thi sau đưa đến thất bại hoàn toàn cho một kỳ thi tưởng chừng thắng lợi. Vì thế, thật đáng để khâm phục các thí sinh đã đạt được điểm cao, không phải là họ không bị áp lực, nhiều nữa là khác. Đơn giản là vì khả năng của các bạn ấy cao hơn hẳn đề thi. Nếu chỉ thi thử, cũng đề bài đó, ắt hẳn họ sẽ hoàn thành bài làm nhanh và tốt hơn rất nhiều.

Mặc dù tập huấn kỹ càng, thầy cô nhắc nhở mẹ cha dặn dò, nhưng khi bước vào phòng thi thì bao nhiêu cẩm nang, bí quyết dường như biến đi đâu mất. Hầu hết các thí sinh đều bị mắc phải áp lực này. Động lực càng cao, lòng mong mõi một kết quả thật tốt để báo đáp công ơn cha mẹ, thầy cô càng lớn thì áp lực lo sợ càng nhiều, với các bạn có thần kinh yếu thì hậu quả rõ ràng là rất nặng nề. Riêng những trường hợp đi thi chỉ là cho có, dự tuyển vào các trường lớn cho “oai” dù biết trước rằng mình sẽ không đậu, đương nhiên sẽ không bị một áp lực căng thẳng nào. Như vậy, áp lực – phát sinh từ những động lực chính đáng – mặc dù thường gây rắc rối, làm bạn xao nhãng, ảnh hưởng đến khả năng làm bài. Nhưng cũng chính nhờ áp lực đó mà bạn có thể “thức khuya dậy sớm” bao ngày và cũng nhờ chính nó mà bạn có thêm quyết tâm. Vì thế bạn không phải cố gắng diệt trừ nó, mà có muốn cũng không thể làm được! Những bí quyết vớ vẩn đại loại như nhai kẹo sing-gum để “quẳng gánh lo đi”, sửa lại tư thế, thư giản, hít hít thở thở…chỉ phung phí thời gian quý giá của các bạn, bạn đâu có thi yoga! Hãy làm nhà “khí công” vào lúc khác, bởi vì cứ mỗi lần bạn thư giãn để “quên hết” lo lắng thì phải đọc lại đề bài, lại phải tập trung trở lại. Những cẩm nang 1019– nói thì dễ thôi – phải thoải mải, phải bình tỉnh, phải thư giãn, phải hít hít thở thở, phải động viên bản thân, phải đừng sợ hãi, phải, phải…và phải làm bài cho được, những cẩm nang nhí nhố đó chẳng giải quyết được gì. Trong khi chính cái áp lực muốn làm bài cho “ngon lành”, chính nó đã tạo nên nên nỗi sợ hãi và nó vẫn cứ đeo đẵng một cách vô hình: “lỡ mình thi rớt…thì sao!?”.

“Giận thì giận, mà thương thì thương”, cái áp lực đó dễ ghét thật nhưng nếu không có nó, liệu bạn có chịu khó học để bây giờ đi thi không? Muốn nó trở thành một người bạn tốt lâu dài, không trái tính, trái nết gây khó dễ lúc cần thiết như kỳ thi này chẳng hạn. Bạn nên làm quen với nó, hiểu nó, biết nó, bằng cách quan sát nó. Nó chính là những mong ước hiển nhiên: muốn chứng tỏ mình, muốn sự ngưỡng mộ của mọi người, muốn đáp ứng lòng mong mõi của cha mẹ và trên hết là sự mong muốn có một tương lai tốt đẹp cho bản thân mình….Không có gì là sai trái cả, bạn không phải diệt trừ nó.Trái lại, bạn nên thân thiện với nó bằng cách nhận biết nó. Ngay từ bây giờ, bạn hãy quan sát nó, chấp nhận nó, nó là tất cả những mong cầu mà bạn phải tự biết. Một khi đã hiểu nhau thì cái “trái tính trái nết” của bạn bè không còn là vấn đề nữa. Chẳng còn “tên”áp lực nào để bạn phải đối phó. Đơn giản quá phải không bạn? Đâu phải cứ rắc rối phức tạp mới có điều diệu kỳ. Xin chào, hẹn gặp lại.

Văn Chí Kỳ.( hieuhoc_hieuhoc.com. ).

Bài liên quan

Kỹ năng học hành

(HieuHoc.com): Bạn đang tìm một phương pháp để việc học thật hiệu quả và không tốn nhiều thời gian, công sức? Vậy thì đây là chuyên mục dành cho bạn!

Cùng chuyên mục