Tiềm năng logistics tại Việt Nam

(Hiếu học) Dịch vụ logistics tại Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển, song do chưa được quan tâm đúng mức về hạ tầng, cũng như chính sách nên lĩnh vực này vẫn còn khá non trẻ so với các nước trên thế giới.

Để vận hành một trung tâm phân phối hiện đại, các doanh nghiệp dịch vụ hậu cần (logistics) cần một đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp

Tại diễn đàn “logistics và dịch vụ cảng biển Việt Nam” trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, diễn ra hôm 30.3 tại TP. Vũng Tàu. Nhiều chuyên gia nhận định: “Dịch vụ logistics tại Việt Nam thời gian gần đây đã phát triển khá nhanh về tốc độ và số lượng, có nhiều tiềm năng để phát triển. Tuy nhiên, hoạt động này còn phát triển tự phát, manh mún và phần lớn thị trường thuộc về các tập đoàn nước ngoài”.

Chưa thực sự hiệu quả

Hiện nay, cơ sở hạ tầng giao thông của VN bao gồm 26 sân bay, với 8 sân bay có đường băng dài 3.000m có khả năng đón nhận các máy bay lớn, 3.200 km đường sắt quốc gia, khoảng 17.300 km quốc lộ, 49 bến cảng với 217 cầu cảng.

Những con số nêu trên cho thấy, tiềm năng về cảng biển cũng như dịch vụ logistics của Việt Nam là rất lớn. Nhận thức được điều này, trong những năm gần đây, hệ thống cảng biển Việt Nam đã và đang được đầu tư xây dựng với quy mô lớn và trang thiết bị xếp dỡ hiện đại.

Việt Nam đã giành một phần lớn vốn ngân sách và nguồn vốn ODA để đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hàng hóa và dịch vụ logistic phát triển. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, sự đầu tư vào cảng biển trong thời gian qua chưa thực sự hiệu quả bởi mạnh ai nấy làm.

Cho đến thời điểm này, Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM, có tới 46 khu công nghiệp đang hoạt động. Riêng Bà Rịa – Vũng Tàu có 12 khu công nghiệp với diện tích trên 8.000 ha, bố trí dọc theo bờ sông Thị Vải, nằm ngay vị trí khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của khu vực cảng này là cơ sở hạ tầng kết với với vùng hậu phương rất yếu do tuyến huyết mạch là quốc lộ 51 đang trong quá trình nâng cấp và mở rộng, đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Vũng Tàu chỉ mới được khởi động, đường sắt TP.HCM – Biên Hòa – Vũng Tàu chưa triển khai, đặc biệt sân bay quốc tế Long Thành chưa biết khi nào mói có thể khai thác.

Đáng chú ý nhất là cả ba địa phương này hầu như còn thiếu rất nhiều kho hàng và dịch vụ cung cấp chuyên dụng. Vì vậy, theo thống kê có trên 95% lượng hàng xuất khẩu tại cảng Cái Mép – Thị Vải được vận chuyển bằng sà lan từ khu vực cảng TP.HCM và các cảng cạn (ICD).

Chính vì thế, theo thứ trưởng bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường, tổng chi phí logistics của Việt Nam chiếm khoảng 25% GDP (khoảng 20 tỉ USD trong năm 2010), trong khi các nước trên thế giới chỉ chiếm 8 – 15%, trong đó vận tải chiếm khoảng 50 – 60%. Mặt khác, hoạt động logistics của các công ty Việt Nam chỉ mới đáp ứng khoảng 25% thị phần, nhu cầu trong nước.

Điều này cho thấy hoạt động logistics tại Việt Nam kém phát triển và tính cạnh tranh thấp dù lợi thế vượt trội so với rất nhiều nước trên thế giới. Nếu chúng ta giảm được 1% chi phí logistics có thể dẫn đến việc tiếc kiệm nguồn lực tương đương 0,15 – 0,2% GDP.

Logistics tại Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển

Ông Aloysius Lim – chuyên gia cố vấn cao cấp về logistic và hàng hải Singapore, cho rằng để ngành công nghiệp vận tải biển và logistic phát triển trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng chúng ta cần có những cam kết từ phía chính phủ trong mọi hoạt động, tập trung về mặt chính sách, kết hợp tất cả các yếu tố về tiềm năng, chính sách và con người để phát triển một ngành công nghiệp quan trọng này.

Dịch vụ logistics tại Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển, theo thống kê sơ bộ, hiện nay trên địa bàn Tp.HCM có khoảng 600 – 700 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ logistics trong tổng số khoảng 800 – 900 trên cả nước. Theo ước tính của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM, trung bình mỗi tuần có một công ty giao nhận logistics được cấp phép hoạt động hoặc bổ sung chức năng logistics.

HỌC Ở ĐÂU?

Trung tâm đào tạo Logistics HVHK Việt Nam

Địa chỉ: 18A/C1 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh.
Website: http://www.logistics-vaa.com.vn
Hotline 24/7: Mr. Toàn : 0933 029 729

Theo bảng xếp hạng hoạt động của ngành logistics trong báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2010, thị trường Việt Nam xếp thứ 53 trong hoạt động logistics trên tổng số 155 nền kinh tế và đứng thứ 5 trong khu vực ASEAN, với trên 1.000 DN hoạt động trong lĩnh vực công nghệ logistics… Và theo thống kê từ Cục Hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọng nhất trong logistics là vận tải biển, có đến 90% hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển. Việt Nam hiện được xếp thứ 53 (trong số 155 quốc gia).

Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển rất mạnh ngành logistics. Độ phục hồi kinh tế cộng hưởng với việc hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển và hoàn thiện, nền kinh tế Việt Nam đã phục hồi nhanh chóng sau khủng hoảng. Đây sẽ là nền tảng tốt để nền công nghiệp logistisc Việt Nam phát triển trong tương lai.

Nghi Quân tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Phát triển dịch vụ logistics

(hieuhoc_hieuhoc) Để giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh, việc tạo điều kiện cho hoạt động logistics phát triển có ý nghĩa rất quan trọng. Các doanh nghiệp logistics cần có nguồn nhân lực và phải được tổ chức chuyên nghiệp, quy mô hơn.  

Ngành giao thông vận tải và kinh tế biển.

(Hiếu học) Hiện nay, hệ thống đào tạo ngành Giao thông vận tải có 25 trường trong đó: 03 trường đại học, học viện; 05 trường cao đẳng; 03 trường trung cấp; 07 trường cao đẳng nghề; 06 trường trung cấp nghề và 01 trường cán bộ Quản lý giao thông vận tải.

Chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng � Họ là ai?

Với xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, việc một đôi giày mang thương hiệu Mỹ như Nike hay Adidas nhưng lại được sản xuất ở Việt Nam đã là chuyện quá đỗi bình thường. Tuy nhiên, chắc chắn cho đến nay nhiều người vẫn chưa biết rõ hành trình mà một đôi giày như thế đã trải qua để đến với người tiêu dùng.    

Ngành quản trị Logistics và vận tải đa phương thức

(hieuhoc_hieuhoc.com) Ngành quản trị logistic và vận tải đa phương thức được học chuyên sâu về quản lý chuỗi cung ứng vận chuyển trọn gói từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ của hàng hóa bao gồm nhiều phương thức vận tải khác nhau như đường bộ, đường sắt và đường biển…   

Cùng chuyên mục