Tiềm năng ngành du lịch: Vấn đề nhân lực.

(Hiếu học). Năm 2009 là năm có khá nhiều biến cố tác động đến sự phát triển của ngành du lịch. Tuy nhiên, các địa phương đều vẫn tăng trưởng với mức doanh thu cả nước đạt gần 70.000 tỉ đồng, tăng 10% so với năm 2008. Nhận định nàyđượcđưa ra tại hội nghị tổng kết năm 2009 và triển khai công tác năm 2010 do Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch tổ chức vào sáng ngày 28-12 tại thành phố Đà Nẵng.

Hiện cả nước có 88 trường ĐH, CĐ, TCCN đào tạo ngành du lịch.

Nhưng chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu nhân lực có trình độ.

Bất chấp những khó khăn về kinh tế, mảng đầu tư vào lĩnh vực du lịch vẫn sôi động. Tổng vốn đầu tư cho mảng du lịch vẫn chiếm đến 44,7% tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam.

Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch, tính đến cuối năm 2009, đã có 31 dự án đầu tư vào lĩnh vực lưu trú và ăn uống được cấp phép với số vốn đăng ký gần 5 tỉ đô la Mỹ. Ngoài ra, 8 dự án khác cũng đăng ký tăng vốn với tổng số vốn đăng ký thêm là 3,8 tỉ đô la.

“Tổng số vốn mới đăng ký và vốn tăng thêm trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống là 8,8 tỉ đô la Mỹ, chiếm khoảng 44,7% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam”, trích từ báo cáo của tổng cục.

Cũng theo báo cáo tổng kết, mặc dù khách quốc tế trong năm 2009 chỉ đạt 3,8 triệu lượt khách, giảm 11,5% so với 2008, nhưng khách nội địa tăng 19%, đạt 25 triệu lượt khách.

Vấn đề mà ngành này đang đặt nhiều quan tâm đó là nguồn nhân lực. Du lịch là hoạt động trực tiếp với con người nên nhân lực cần có chất lượng cao, số lượng đủ, có kỹ năng nghiệp vụ để phục vụ du khách với tâm lý, nhu cầu, ngôn ngữ, văn hóa… rất khác nhau; cần có phong thái, bản sắc, ấn tượng riêng để tạo thương hiệu. Kỹ năng lao động phải được du khách thừa nhận. Theo nhận xét của lãnh đạoBộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch thì đội ngũ cán bộ quản lý ngành cấp cơ sở vẫn vừa thiếu, vừa biến động nhiều; mức đầu tư ngân sách còn thấp, chưa được bố trí vốn kịp thời…

Ngoài điểm yếu về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, hạn chế lớn nhất của nhân viên du lịch VN là trình độ ngoại ngữ. Bên cạnh tiếng Anh – ngôn ngữ giao tiếp chính, các ngôn ngữ khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…, nhân viên du lịch cũng rơi vào tình trạng thiếu và yếu.

Điều này không chỉ là rào cản cho sự phát triển của ngành Du lịch mà còn đối với nhiều ngành khác khi ngày càng có nhiều du khách đến VN tìm hiểu cơ hội kinh doanh. Bởi vậy, du lịch Việt Nam cần sớm cải thiện chất lượng dịch vụ hiện tại của ngành bắt đầu từ việc ban hành chuẩn ngoại ngữ cho từng vị trí lao động trong ngành. Đây sẽ là căn cứ cần thiết cho các cơ sở hướng tới trong việc đào tạo, tuyển chọn nguồn nhân lực đáp ứng quá trình hội nhập của ngành Du lịch Việt Nam.

Khánh Hòa tổng hợp / (hieuhoc_hieuhoc.com).

Các bài liên quan:

Ngành du lịch: Làm du lịch phải mến khách.

Hướng dẫn viên du lịch – Đại sứ cộng đồng

Ngành Du lịch – Chất lượng phục vụ luôn được đặt lên hàng đầu

Nhân viên tư vấn và điều hành tour – kết nối du khách và cộng đồng

Quản lý khách sạn – Công việc hứa hẹn nhiều cơ hội.

Cùng chuyên mục