Trắc nghiệm tiếng Anh: Chần chừ dễ bị sai.

Chuẩn bị thi môn tiếng Anh với nội dung là cả một kho kiến thức mà bạn đã “tích trữ” từ năm lớp 6 đến giờ. Anh văn cũng như môn Văn, không ai đoán được đề sẽ ra thế nào, ở đâu và nếu đã tự tin vào vốn kiến thức của mình, bạn đừng nên quá chần chừ khi làm bài thi trắc nghiệm môn này.

Chỉ cần đọc hiểu, các em có thể lướt qua những từ mình không biết, miễn là nắm được nội dung chính của đoạn văn bản, căn cứ vào đó để trả lời câu hỏi. (Hình Internet)

Trắc nghiệm tiếng Anh: Chần chừ dễ… sai.

Dễ làm trước khó làm sau là một lời khuyên hết sức quen thuộc của các chuyên gia dành cho sĩ tử khi làm bài thi, dù họ dự thi môn nào, khối thi nào. Tuy nhiên, riêng môn tiếng Anh, cô Vũ Mỹ Lan (trưởng bộ môn tiếng Anh, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP HCM) lại có ý kiến tư vấn… ngược lại. Cô Mỹ Lan nói:

“Đề thi trắc nghiệm môn tiếng Anh có 80 câu, tốt nhất là các em nên làm lần lượt từ câu 1 đến câu 80, không nên làm nhảy cóc theo kiểu chọn câu dễ làm trước câu khó làm sau. Học sinh của tôi đã từng gặp tình huống đáng tiếc thế này: Em ấy làm đến câu 30 thấy khó quá nên bỏ, chuyển sang làm câu 31. Khi tô đáp án vào phiếu trả lời, thì lại tô nhầm cả hệ thống vì quên bẵng việc mình đã bỏ câu 30.

Một lưu ý khác có tính đặc thù với môn tiếng Anh là tránh bị sa vào tình trạng hoang mang do… suy nghĩ quá kỹ. “Có nhiều em sau khi đọc câu hỏi quyết định chọn đáp án rất nhanh. Sau đó các em soát lại bài, suy nghĩ rồi sửa lại và thường câu được sửa lại là câu… sai”, cô Mỹ Lan cho biết.

Theo cô Mỹ Lan, với môn tiếng Anh, đề thi trắc nghiệm không bao giờ là đề thi quá khó và thường chỉ để kiểm tra kiến thức căn bản của học sinh. Trong số các câu hỏi thường có những câu kiểm tra về giới từ hoặc việc kết hợp từ vựng. Thông thường, ý nghĩ nào đầu tiên đến trong đầu các em sau khi đọc các câu hỏi là ý nghĩ đúng. Nếu không tự tin với lựa chọn của mình, càng cố nghĩ ngợi các em càng dễ rơi vào tình trạng mông lung, chẳng biết thế nào là đúng, thế nào là sai.

Cô Mỹ Lan cũng khuyên các thí sinh nên phân bố thời gian phù hợp cho việc trả lời các câu hỏi. Với những câu lẻ về từ vựng hoặc ngữ pháp các em nên làm một phút cho mỗi câu, thậm chí một phút cho hai câu với những câu dễ. Với những câu hỏi về đọc hiểu, điền từ thì thời gian suy nghĩ cần nhiều hơn. Cô Mỹ Lan lưu ý: “Nhìn chung thí sinh đều sợ các câu đọc hiểu.

Thực tế cho thấy trong số các câu đọc hiểu đều có câu khó dành cho học sinh giỏi nhưng không phải là tất cả câu đọc hiểu đều khó. Các em thấy khó là vì nghĩ cần phải dịch, trong khi có nhiều từ các em không biết. Nếu chỉ cần đọc hiểu, các em có thể lướt qua những từ mình không biết, miễn là nắm được nội dung chính của đoạn văn bản, căn cứ vào đó để trả lời câu hỏi”.

Điều mà tất cả các thí sinh cần lưu ý là phải đảm bảo sức khỏe, càng cận kề ngày thi càng không nên học quá sức, cũng không quá đặt nặng chuyện đậu – rớt nhé.

Chúc các bạn “vượt vũ môn” thành công.

Lược theo: Bí quyết làm bài thi. (Khoa Giáo/TPO)

Bài liên quan

Để đạt điểm cao khối A.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Để đạt điểm cao khi thi khối A với cả 3 môn Toán – Lý – Hóa là mong muốn của tất cả các thí sinh. Sau đây là chia sẻ bí quyết của một thủ khoa 30 điểm khối A kỳ thi ĐH 2009. 

Để đạt điểm cao ở khối B.

(hieuhoc_hieuhoc.com) Để đạt điểm cao ở khối B trước hết phải nắm được những kiến thức cơ bản, hệ thống kiến thức từng môn và lấy đó làm "nguyên liệu" để giải toán.

Cẩm nang học thi Đại học: Học có hệ thống.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Phải chịu áp lực đậu Đại học rất lớn là điều khó tránh khỏi. Bởi đầu vào Đại học quá hẹp, trong khi số học sinh dự tuyển lại quá nhiều, buộc các bạn phải phấn đấu, cố gắng hơn người. Tuy vậy, không chỉ cố gắng là đủ, các bạn phải học có phương pháp, có thời khóa biểu rõ ràng, và quan trọng nhất là phải học đều trong cả năm học cuối cấp này.

Kỹ năng đọc hiểu và đọc lướt tiếng Anh.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Hẳn bạn đã nghe về những người có khả năng đọc được 2.500 từ chỉ trong một phút. Có thể họ có được khả năng đó. Tuy nhiên sẽ thật sai lầm khi đánh đồng khả năng đọc nhanh với kỹ năng đọc lướt thực sự hữu dụng để hiểu thông tin.

Cùng chuyên mục