Con người không dễ chết đuối

Có rất nhiều người chết đuối vì không biết bơi. Rất tiếc là rất nhiều người đã không biết rằng, tạo hoá tạo ra con người không phải dễ chết đuối.

Thật vậy! Khi ở dưới nước, trung tâm trọng lượng (trọng tâm) của người nằm ở khoảng giữa cơ thể, sát với mông, còn trung tâm của lực nổi nằm ở phần ngực, nơi chứa hai lá phổi mà khi thở sâu có thể chứa được khoảng 4 – 5 lít không khí. Trọng lực kéo người ta chìm xuống, còn lực nổi lại đẩy người ta nổi lên. Nếu bị rơi xuống nước, tuỳ thuộc vào góc rơi, mà hai lực này cùng nước sẽ tác động vào cơ thể người theo các cách khác nhau.

Khi cơ thể rơi thẳng đứng vào nước, trọng tâm và trung tâm nổi thẳng hàng, hướng từ dưới lên trên, nên mô-men xoay không sinh ra, và lực đẩy Ác-si-mét đẩy thẳng lên làm người nổi lên phía trên sẽ là lớn nhất, vì tiết diện mà lực tác động vào nhỏ nhất.

Khi 90% trọng lượng cơ thể mất đi dưới lực đẩy Ác-si-mét, thì chỉ cần một lực rất nhỏ cũng đủ đẩy đầu nổi lên mặt nước để thở. (Ảnh: internet)

Nhưng dù bạn rơi xuống nước ở tư thế nào, do trọng lượng và do đà rơi, lúc đầu cơ thể bạn sẽ chìm xuống phía dưới. Nhưng đến một độ sâu nhất định, tại đó lực đẩy Ác-si-mét của nước triệt tiêu lực hút của Trái đất và lực của đà rơi, bạn bắt đầu nổi dần lên.

Vì khối lượng riêng của người (~ 1- 1.1g/cm3) lớn hơn khối lượng riêng của nước (1g/cm3) một chút, nên lực đẩy Ác-si-mét không thể đẩy bạn nổi như tấm gỗ, quả bóng, mà chỉ đủ đẩy phần đầu nổi lập lờ dưới mặt nước tạo ra tư thế “Bập bênh bán an toàn”. Gọi là “Bập bênh” là bởi đầu của bạn nằm phía trên, chân của bạn nằm phía dưới, cân bằng, bập bềnh trong nước như cái bập bênh; và gọi là “Bán an toàn” là bởi bạn không chìm sâu, nhưng đầu chưa chưa đủ nổi lên mặt nước để thở vào bình thường. Ở tư thế này, bạn chỉ cần dùng hai tay hoặc hai chân quạt, đạp nước nhẹ nhàng đẩy đầu nhô khỏi mặt nước để há miệng thở vào. Việc nhô đầu lên thở không khó bởi, khi ở trong nước, người nhẹ đi rất nhiều, (có thể mất 90% trọng lượng do lực đẩy Ác-si-mét). Trong tình trạng mất trọng lượng, chỉ cần một lực quạt tay hoặc đạp chân rất nhỏ cũng đủ đẩy đầu nổi lên mặt nước để há miệng thở vào. Nhớ là khi nhô lên mặt nước, không được thở vào bằng mũi như ở trên cạn, mà phải há to miệng thở vào để tránh sặc nước.

Sau khi nhô lên thở, chắc chắn người bạn lại rơi xuống. Xin đừng hoảng loạn, bởi tới một độ sâu nào đó người bạn lại nổi lên do tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét. Nhớ là trong khi đầu rơi chìm vào nước, hãy thở ra từ từ bằng mũi. Thở từ từ thôi nhé và luôn bình tĩnh! Hãy đợi cho nước đẩy lên sát mặt nước rồi lại quạt tay hoặc đạp châp nhẹ để vươn đầu lên há miệng thở vào. Cứ nhô lên thở vào bằng miệng, hụp xuống thở ra bằng mũi như thế, có thể tồn tại vài chục phút dưới nước để chờ người đến cứu.

Cứ dùng trí khôn nằm nhà mà nghĩ, sẽ thấy việc bị chết đuối là khá khó chứ không dễ. Thế mà vẫn có rất nhiều người bị chết đuối. Rõ ràng, tạo hoá cho con người nhiều thứ để phòng chống chết đuối, nhưng có sử dụng được những thứ này để bảo vệ mình hay không lại phụ thuộc vào chính khả năng suy nghĩ, khả năng sự dụng bộ óc của con người.

Theo: (Trung tâm E-bơi)

Bài liên quan

Phát hiện, phòng tránh dòng nước chết người thế nào?

(hieuhoc_hieuhoc.com). Quan tâm phổ biến cho cộng đồng cách thức phát hiện, phòng tránh và thoát khỏi dòng nước chết như thế nào? Đó là một trong những nội dung được các nhà khoa học ở Viện Hải Dương học (nơi vừa hoàn thành đề tài nghiên cứu đầu tiên về dòng rút).

Tập bơi sải

(hieuhoc_hieuhoc.com).Bơi sải là kiểu bơi tác dụng tích cực nhất lên chiều cao của người tập bơi. Vậy bơi thế nào cho đúng, đạt sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái. Xin giới thiệu với các bạn bài tập bơi sải.

Cùng chuyên mục