Tiềm năng thủy sản Việt Nam trên đường hội nhập.

(Hiếu học). Ngày 25/4, Festival Thủy sản Việt Nam 2010 hội thảo với chủ đề “Thủy sản Việt Nam – Tiềm năng – Phát triển và Hội nhập” đã diễn ra tại Cần Thơ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến dự lễ khai mạc Festival Thủy sản VN lần thứ nhất với chủ đề “Thủy sản VN: Tiềm năng – phát triển và hội nhập” do UBND TP Cần Thơ tổ chức. (Hình: Lễ cắt băng khai mạc/VietNam+)

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh hơn 20 năm qua, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, ngành thủy sản đã có bước phát triển vượt bậc, toàn diện cả về khai thác, nuôi trồng và chế biến xuất khẩu, liên tục tăng trưởng với tốc độ cao.

Thủy sản đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Năm 2009, sản lượng đã đạt trên 4,8 triệu tấn (gấp hơn 6 lần năm 1986), nuôi trồng tăng mạnh, đạt trên 2,5 triệu tấn (gấp hơn 20 lần năm 1986, tăng bình quân 14%/năm trong 24 năm qua). Thủ tướng cho rằng tiềm năng phát triển thủy sản của nước ta còn rất lớn cả về khai thác hải sản, đặc biệt là khả năng mở rộng diện tích và tăng năng suất nuôi trồng, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng và hiệu quả.

Tuy nhiên, sản xuất và kinh doanh thủy sản của VN vẫn còn không ít bất cập, yếu kém; đời sống của lao động nghề cá còn nhiều khó khăn và sản xuất kinh doanh thủy sản của VN cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức…

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển ngành thủy sản còn chậm, hiệu quả thấp, chưa được quan tâm đúng mức. Đời sống của lao động nghề cá còn nhiều khó khăn và sản xuất kinh doanh thủy sản của Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức…

Thủ tướng đề nghị toàn ngành thủy sản cùng nhau nỗ lực phát huy truyền thống và những thành tựu to lớn đã đạt được, khắc phục những hạn chế và yếu kém để phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả sản xuất kinh doanh thủy sản.

Việc sản xuất phải theo hướng cộng đồng thông qua các tổ hợp tác, hợp tác xã, hiệp hội nuôi nhằm giảm bớt rủi ro và gắn với bảo vệ môi trường. Đồng thời, tập trung đào tạo nhân lực cho nuôi trồng, khai thác và chế biến với đội ngũ cán bộ chuyên môn có trình độ cao.

Ngành thủy sản cũng cần phát triển mạnh hệ thống thông tin thị trường, giá cả, quảng bá tiếp thị sản phẩm. Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học trong sản xuất giống để nâng cao chất lượng con giống, trước hết là cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, các loài nhuyễn thể, cá biển.

Ngành thủy sản Việt Nam tạo việc làm cho 4 triệu lao động, hiện xuất khẩu qua 170 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nếu năm 2000, kim ngạch xuất khẩu thủy sản chỉ đạt 1,5 tỉ USD thì đến năm 2009 đạt 4,2 tỉ USD và năm 2010 có thể đạt 4,5 tỉ USD, trong đó cá da trơn đạt 1,4 tỉ USD./.

Theo: (Vietnam+).

Bài liên quan

Ngành khoa học công nghệ thực phẩm và chế biến thủy sản.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Ngành khoa học công nghệ thực phẩm cần có những kiến thức chung về khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực hóa học, hóa sinh và vi sinh. Bạn cũng cần có niềm đam mê đối với lĩnh vực thực phẩm và kỹ năng giao tiếp tốt, bởi bạn sẽ phải tiếp xúc với nhiều người trong công chúng cũng như với những nhà quản lý và nhà sản xuất.    

Tiềm năng phát triển kinh tế biển Việt Nam.

(Hiếu học). “Việc khai thác tài nguyên biển hiện nay đang có một nghịch lý. Đó là chúng ta quá tập trung khai thác các nguồn lợi truyền thống bằng các biện pháp thiếu bền vững trong khi chưa chú ý đến các tiềm năng khác của biển như tiềm năng băng chảy, khả năng ứng dụng năng lượng thủy triều, sóng biển, năng lượng gió ven biển..."

Ngành Công nghệ Hóa - Thực phẩm – Sinh học.

(Hiếu học). Muốn tìm hiểu kỹ về ngành công nghệ thực phẩm, xin hỏi ngành công nghệ thực phẩm đào tạo những gì? Thực tập ra sao? Ngành này có đòi hỏi phải có sức khỏe tốt hay không? Sau khi ra trường có thể đảm nhận những công việc gì và cơ hội việc làm có cao hay không?

Công nghệ Sinh học: Cơ hội nghề nghiệp.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Công nghệ sinh học là bộ môn tổng hợp của các ngành khoa học và công nghệ như sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh vật học, sinh hóa học... nhằm tạo ra các quy trình công nghệ khai thác ở quy mô công nghiệp các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào động - thực vật để sản xuất các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống, phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.

Cùng chuyên mục