Giúp con vững bước vào đời.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Dạy con thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất: Không chỉ mong con mình được khỏe mạnh mà còn mong muốn chúng nên người. Đó là nỗi băn khoăn thường xuyên của hầu hết các bậc làm cha làm mẹ.

Nếu như xưa kia, một quan niệm dạy trẻ tích cực phải tính đến việc cho roi cho vọt. Thì ngày nay lai trở nên quá “dễ dãi”, cha mẹ hiện đại thường hiểu tâm lý con cái, có tư tưởng phóng khoáng, dễ cảm thông, tạo cho con cái ý thức nặng về “cái tôi” của chúng.

Có thể cả hai phương pháp giáo dục trên đều chưa phải là tối ưu, dường như họ chỉ mới làm tròn một nữa trách nhiệm dạy dỗ con cái mà thôi.

Điều quan trọng nhất là cha mẹ phải cảm thấy thật sự yêu thích việc dạy dỗ con cái, không chỉ làm vì trách nhiệm. Cha mẹ phải giúp con mình biết quý trọng bản thân và đồng thời phải biết cư xử đúng mực với mọi người. Khi trưởng thành trẻ sẽ có đầy đủ sự tự tinlòng tự trọng.

Nếu cha mẹ quá dễ dãi, con cái sẽ trở nên ngỗ ngược và ích kỹ. Kết quả là cha mẹ sẽ mệt mõi vì chúng. Ngược lại, nếu cha mẹ quá nghiêm khắc thì người chán nãn, sợ hãi chính là những đứa con.

Các bậc cha mẹ phải giúp con mình phát huy hết tiềm năng, kịp thời phát hiện những việc làm tốt của con mình, nhắc lại cụ thể và khen những điều chúng vừa làm. Khi được khuyến khích, động viên, chúng tự tin hơn vào sức mạnh bản thân và sẽ đánh giá cao việc người khác thực hiện cho mình. Hãy nhớ rằng, tuy chỉ mất một chút công để khen ngợi, nhưng sự hài lòng về bản thân có thể kéo dài suốt cuộc đời của con trẻ.

Đồng thời, cha mẹ cần nói ra khi có điều gì không hài lòng: Khiển trách ngay khi con trẻ phạm lỗi, giãi thích tại sao việc con làm là sai và để cho con trẻ cảm nhận được điều đó.

Khiển trách, nhưng cũng để cho trẻ biết rằng: ai cũng có lúc phạm sai lầm, chúng cố gắng thì vẫn sẽ là những đứa trẻ ngoan và có ích.

Luôn gắn kết, gần gũi với con để thấu hiểu. Các bậc cha mẹ không chỉ cần quan sát, nhận biết con bạn làm gì khi bạn đang có mặt. Điều quan trọng là chúng đã làm gì và sẽ làm gì khi không có các bạn ở đó? Có lòng yêu thương và thật sự yêu thích việc dạy dỗ, bạn sẽ thành công trong việc giúp con vững bước vào đời.

Gia Kỳ. (hieuhoc_hieuhoc.com).

Bài liên quan

Sự tự tin: Tố chất cần phải có để thành công.

  (Hiếu hoc.). Tự tin có thể khắc phục mọi khó khăn, tự tin là trọng tâm trong tất cả mọi hoạt động để đi đến thành tựu. Mỗi khi bạn tin tưởng “mình có thể làm được” thì tự nhiên sẽ nghỉ ra cách “mình sẽ làm như thế nào?”. Vậy khi là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn nên làm gì để đào luyện sự tự tin cho mình? Sau đây là những “nguyên tắc” cơ bản mà bạn nên thực hiện hàng ngày trong môi trường học đường.   

Lòng tự trọng: Tin vào bản thân.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Tất cả mọi người đều tự có trong mình một ý thức đánh giá bản thân: Khi là tự hào, tự tin vào chính mình, quan tâm đến mình, nhưng cũng có lúc cảm thấy tự ti, nghi ngờ chính mình là không có giá trị gì. Chính vào lúc mang thái độ tiêu cực, thiếu tự tin đó, con người dể chấp nhận những ý kiến rẻ rúng của người khác (nếu có) đối với mình, nên sẵn sàng làm những việc gọi là: “không ngại xấu hổ”.

Một vài điều con cái muốn và không muốn ở cha mẹ.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Các bậc phụ huynh thường chỉ tập trung vào các đức tính và kết quả học tập của con cái mà không lưu tâm đến những hành vi, cách cư xử của chính mình. “Cần được tôn trọng và đối xử như người lớn”: Các em cần có một thế giới riêng cho mình dù nhỏ bé. Vì thế các bậc cha mẹ cũng nên tự nhìn lại bản thân, có một số điều con cái muốn và không muốn ở cha mẹ rất đáng cho các đấng sinh thành suy ngẫm.  

Cha mẹ ơi! Con không là thiên tài.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Các bậc phụ huynh thường lo lắng khi thấy con trẻ có những biểu hiện mình không vừa ý nên vội vàng khiển trách khi chưa đánh giá đúng sự viêc. Có thể lý do chỉ là vì cha mẹ muốn trở thành một bậc phụ huynh lý tưởng, “người” đã nuôi dạy thành công nên những “thiên tài”, cố gắng gò ép trẻ phải nổ lực tuân theo những nguyên tắc khô cứng từ rất sớm để trở thành “thần đồng”, những vĩ nhân của tương lai.  

Cùng chuyên mục