Khối ngành Công nghệ kỹ thuật

(Hiếu học) Khối ngành kỹ thuật – công nghệ là ưu tiên lựa chọn của thí sinh, chỉ xếp sau khối ngành kinh tế. Tuy nhiên, trong ba năm gần đây nhất, khối ngành này cũng có một số lượng hồ sơ đăng ký dự thi đáng kể. Năm 2009, tổng số hồ sơ đăng ký vào khối ngành này lên gần 700.000, chiếm đến 32% tổng hồ sơ đăng ký dự thi. Đến năm 2010, khối ngành này tiếp tục giữ được ưu thế của mình, đặc biệt là những ngành công nghệ.

Tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM), trong khi hầu hết các ngành chỉ nhận 400-2.000 hồ sơ thì ngành công nghệ sinh học có đến 5.200 thí sinh đăng ký. Tương tự, ngành công nghệ sinh học của Trường ĐH Cần Thơ cũng có số lượng đăng ký dự thi vượt lên hẳn so với mặt bằng chung.

Bên cạnh đó, dù không còn gây “sốt” như khoảng 10 năm trước, ngành công nghệ thông tin vẫn được rất nhiều thí sinh chọn lựa. Năm 2009, có hơn 100.000 thí sinh đăng ký dự thi ngành công nghệ thông tin, chiếm 5% tổng hồ sơ đăng ký dự thi cả nước.

Công nghệ thông tin hệ ĐH được chia làm năm chuyên ngành là:

– Khoa học máy tính (Computer Science): thiên về các lý thuyết cơ bản của ngành Công nghệ thông tin như lý thuyết tính toán, khoa học vật liệu, lý thuyết xử lý hình ảnh, âm thanh, lý thuyết khai thác cơ sở dữ liệu…

– Kỹ nghệ máy tính (Computer Technology): thiên về đào tạo lý thuyết và ứng dụng liên quan đến thiết kế và sản xuất phần cứng máy tính.

– Kỹ nghệ phần mềm (Software Technology): lý thuyết và ứng dụng các công nghệ sản xuất phần mềm, quy trình, công cụ, ngôn ngữ lập trình.

– Hệ thống thông tin (Information System): lý thuyết và ứng dụng CNTT trong việc quản lý hệ thống thông tin của doanh nghiệp, tổ chức.

– Ứng dụng Công nghệ thông tin (Information Technology): ứng dụng và triển khai CNTT trong các lĩnh vực hoạt động của cuộc sống.

Mỗi ngành chính lại có thể chia ra một số hướng hẹp hơn như trong Kỹ nghệ phần mềm có thể có hướng chuyên sâu về phần mềm nhúng, về các hệ thống phân tán…

Nhìn chung, dù nhiều trường cho rằng nhóm khối ngành kỹ thuật là khó tuyển nhưng theo thống kê, đây vẫn là khối ngành thu hút khoảng 20% thí sinh lựa chọn mỗi năm. Ở các trường có thế mạnh về khối ngành này như Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng), Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM… các ngành kỹ thuật vẫn thu hút nhiều thí sinh.

Riêng ngành xây dựng tạo được sự chú ý nhiều nhất trong tốp “đầu bảng”. Tuyển sinh năm 2010, lượng thí sinh dự thi vào nhóm ngành này tăng gần gấp rưởi, chiếm 4,6% tổng số thí sinh dự thi cả nước. Tương tự, nhóm ngành kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật cũng cho thấy dấu hiệu thu hút thí sinh trở lại khi số thí sinh tăng lên hơn 1,5 lần, từ vị trí 21 nhảy lên vị trí 14 trong nhóm những ngành được thí sinh lựa chọn nhiều nhất.

Có thể thấy rõ điều này đối với ngành xây dựng của Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) trong tuyển sinh 2010. Đây là ngành có tỉ lệ “chọi” cao nhất của trường. Ngành xây dựng cầu đường của Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM cũng có tỉ lệ “chọi” lên đến 1/21 trong khi tỉ lệ “chọi” trung bình của trường chỉ là 1/7.

Dù vậy, thí sinh cần lưu ý rằng số lượng trường đào tạo khối ngành công nghệ – kỹ thuật cũng rất nhiều. Trong đó có đến 297 trường tuyển sinh công nghệ thông tin, là ngành được đào tạo nhiều thứ ba sau quản trị kinh doanh và kế toán. Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và cơ khí cũng được tuyển sinh ở rất nhiều trường với con số lần lượt là 144 và 108. Chính vì thế, dù được nhiều thí sinh chọn học nhưng cơ hội vào khối ngành công nghệ – kỹ thuật vẫn khá rộng mở.

Xem thêm:

Những ngành học mới có thể bạn chưa biết: Có nhiều ngành học mới, hấp dẫn, ít nơi đào tạo và do chưa biết nên có thể bạn sẽ bỏ lỡ. Đây là những ngành đặc thù, ít bị “đụng hàng”, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường và cũng vì ít người theo nên rõ ràng là ít bị cạnh tranh hơn.

Nhóm ngành Tài nguyên và môi trường: nhu cầu nguồn nhân lực được đào tạo các chuyên ngành tài nguyên và môi trường cần bổ sung lực lượng, trong đó tập trung tăng cường cho một số lĩnh vực như đất đai, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ, địa chất khoáng sản và một số chuyên ngành mới…

Đại học Bách khoa: ngành Cơ điện tử: Năm 2011, trường Bách khoa TPHCM dự kiến tuyển 500 chỉ tiêu cho riêng ngành Cơ khí – Cơ Điện tử và 660 chỉ tiêu cho ngành Điện – điện tử trong số 3.800 chỉ tiêu hệ đại học và 150 chỉ tiêu cao đẳng ngành Bảo dưỡng công nghiệp.

Ngành giao thông vận tải và kinh tế biển.Kỹ sư cơ khí giao thông vận tải: nghiên cứu thiết kế, chế tạo, giám sát sản xuất, khai thác, sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng… – Kỹ sư xây dựng công trình giao thông: nghiên cứu, thiết kế, tư vấn, giám sát, quản lý dự án, thi công xây dựng các công trình giao thông.

Ngành công nghệ sinh học…

Công Thuật tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Điểm nhấn ngành công nghệ cơ khí

Công nghệ cơ khí luôn là ngành then chốt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Ngành Công nghệ cơ khí có nhiều chuyên ngành đang được đào tạo như: Cơ khí chế tạo máy, cơ khí động lực, cơ khí tự động hoá, cơ khí ô tô, cơ khí chế biến, cơ khí giao thông, công nghệ kỹ thuật ô tô, công nghệ chế tạo máy…   

Ngành công nghệ cơ khí.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Qua mọi thời đại, ngành công nghệ cơ khí luôn đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển trên mọi lĩnh vực về kinh tế - xã hội của con người.

Cùng chuyên mục