Làm thế nào để khởi nghiệp kinh doanh thành công

(hieuhoc_hieuhoc.com) Khi mới khởi nghiệp, bạn đừng nghĩ rằng mua một công ty sẵn có hoặc sang nhượng lại từ người khác sẽ tiết kiệm tiền bạc, nhanh đạt mục tiêu, bởi ít khi có một cơ sở làm ăn đang thành công tốt đẹp nào mà người chủ lại từ bỏ nó.

Bạn nên xây dựng một doanh nghiệp mới của chính mình, vì qua đó, bạn sẽ có được những bài học, những kinh nghiệm rất bổ ích và rất cần thiết trong kinh doanh

Xác định mục tiêu, lập kế hoạch kinh doanh : Điều quan trọng đầu tiên để việc kinh doanh thành công là phải xác định mục tiêu. Sau đó lập kế hoạch kinh doanh, tức là dự đoán hợp lý mức doanh thu, lợi nhuận và chi phí. Việc lập kế hoạch kinh doanh giúp ta biết số vốn cần thiết để khởi nghiệp (các con số dự kiến bao giờ cũng sai biệt so với thực tế như chi phí thường cao hơn và lợi nhuận thấp hơn, cho nên, phải dự phòng).

Nhiều người sai lầm cho rằng, bản kế hoạch chỉ nhằm mục đích để huy động vốn, nhưng tiền không phải là thứ đầu tiên bạn cần. Bản kế hoạch được viết là cho chính bạn, bao gồm những vấn đề rất quan trọng là ý tưởng kinh doanh, cách làm, giá cả, khách hàng, doanh thu. Hãy kiểm tra và suy tính thật kỹ trước khi huy động vốn. Hãy chăm chỉ tìm hiểu, và quan trọng hơn bạn sẽ biết cách sử dụng vốn tốt hơn, làm tăng mạnh khả năng duy trì vốn đến khi không cần nó nữa, việc kinh doanh có thể tự chu cấp vào dòng tiền mặt tự thân, đó chính là mục tiêu của bạn.

Bạn nên nhớ rằng, có một nguồn lực lớn khác đó là thời gian. Bạn nên cẩn thận để không lãng phí nó. Không nóng vội nhưng bạn phải tìm mọi cách để thực hiện công việc với thời gian ngắn nhất. Bạn không thể chỉ ngồi cầu nguyện để đạt được mức doanh thu cần thiết, bạn sẽ mất nhiều thời gian khiến bạn bỏ cuộc trước khi sử dụng cạn kiệt nguồn vốn.

Khi mới khởi nghiệp, bạn hãy tính toán doanh thu hàng tháng và hệ số biên lợi nhuận gộp của bạn bằng cách viết ra. Tra cứu các con số bằng tay là cách tốt nhất để học và hiểu ngôn ngữ của chúng. Chỉ khi bạn đã thành thạo việc này bạn có thể xử lý số liệu bằng máy tính. Các con số sẽ giúp bạn trả lời cụ thể vấn đề trên. Chúng có khả năng giúp bạn cảnh báo những vấn đề cần điều chỉnh cũng như những vấn đề tiềm năng, để từ đó bạn có thể đưa ra những quyết định kịp thời. Khi mới khởi nghiệp, bạn phải linh hoạt, phải lắp ráp từng mảng về doanh thu, hệ số biên lợi nhuận, chi phí của từng công việc kinh doanh, từng sản phẩm. Toàn bộ bài tập này không mất nhiều thời gian lắm, nhưng lập tức bạn thấy rõ bạn kiếm được bao nhiều tiền, chúng đến từ đâu và đi về đâu. (Thực tế, những doanh nhân giỏi đều có những con số chủ đạo nhất định, họ theo dõi hằng ngày, hằng tuần và biết ngay công việc kinh doanh của họ diễn ra như thế nào trước khi có bản báo cáo kinh doanh).

Không dễ dàng chấp nhận thất bại: Kế tiếp, yếu tố quan trọngnhất của doanh nhân là sự kiên cường, không dễ dàng chấp nhận thất bại, đó là biết xoay chuyển tình thế, biết học hỏi kinh nghiệm từ sự sai lầm. Thế giới tràn ngập những cơ hội kinh doanh tuyệt vời, nhưng không có cái nào đảm bảo thành công cả. Còn kinh doanh, bạn không thể nào hết sai phạm, nhưng cái sai lầm mới không giống cái cũ và luôn cho ta bài học mới để ta càng thông minh hơn.

Bên cạnh sự kiên cường, điều mà các doanh nhân cần phải có là khả năng tuân thủ kỷ luật và tập trung. Phải phát triển tính kỷ luật và khả năng tập trung vào một cơ hội duy nhất, hãy lựa chọn một cơ hội trong những cái có sẵn, một ý tưởng duy nhất, hấp dẫn hơn những cơ hội còn lại, sau đó nghiên cứu thật kỹ lưỡng rồi kiên trì và chịu đựng đến khi biến nó thành một công việc kinh doanh vững chắc. Kinh nghiệm mang lại nhiều ích lợi cho các nhà khởi nghiệp, mà cách tốt nhất để có kinh nghiệm là làm thuê trước khi làm chủ…

Trở thành một người bán hàng giỏi: Ngoài ra, phần lớn công việc kinh doanh đều là việc thương lượng các vấn đề và trở thành một người bán hàng giỏi. Bạn phải tìm ra chính xác bạn có cái gì mà người khác muốn mua. Điều đó nghĩa là tìm ra ngành kinh doanh thật sự của bạn.

Ngoài việc tìm hiểu những điều cần biết về khách hàng, bạn phải thể hiện thành ý làm bất cứ điều gì cần thiết nhằm đảm bảo khách hàng sẽ hài lòng khi ký kết. Mối quan hệ đó sẽ phai nhạt nếu không được nuôi dưỡng thường xuyên. Nên đối xử với khách hàng cũ như khách hàng mới. Chúng ta có xu hướng thay đổi cư xử sau một thời gian cộng tác, đó là cách nhanh nhất để mất khách hàng.

Thị trường thay đổi, công nghệ thay đổi, nhu cầu mong muốn của khách hàng cũng thay đổi. Vì thế, trong việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng, điều quan trọng là phải ghi nhớ vai trò quyết định của bạn với tư cách là chủ doanh nghiệp. Bạn có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để tạo sự tin cậy, tôn trọng và thiện chí đặc biệt của công ty bạn.

Cuối cùng, trong vai trò làm chủ, xét cho cùng, bạn và nhân viên cùng nhau làm việc trong một môi trường khắc nghiệt, vật lộn để tồn tại, cùng phiêu lưu hồi hộp, dựa vào nhau để sống sót. Đó là cảm giác tuyệt vời của tình bằng hữu. Bạn phải tôn trọng nhân viên. Bạn có thể cùng cười, khóc, vui, buồn cùng họ, nhưng đừng bao giờ quên đó là mối quan hệ kinh doanh…

Cuộc sống quá ngắn ngủi, đừng lãng phí thời gian của bạn, nếu bạn có niềm đam mê, bạn sẽ nhìn nhận công việc kinh doanh giống như một cuộc hành trình kỳ diệu và thú vị để trải nghiệm cuộc sống.

Chúc bạn thành công.

Tuấn Phong tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Doanh nhân khởi nghiệp

Con đường khởi nghiệp của doanh nhân thường gian nan vất vả, nên trước khi làm các bạn cần suy nghĩ thật chín chắn và sâu sắc. Hãy nhìn vào những người đã thành công để học tập và nhìn những người đã thất bại để rút kinh nghiệm

Bí quyết khởi nghiệp thành công.

(Hiếu học). Có ước mơ khởi nghiệp và mạnh dạn thực hiện ước mơ của mình, nhưng trước khi làm các bạn cần suy nghĩ thật chín chắn và sâu sắc. Hãy nhìn vào những người đã thành công để học tập và nhìn những người đã thất bại để rút kinh nghiệm. Các bạn không cần đi quá nhanh mà hãy học và biết cách bước đi chắc chắn.

3 chuyện vặt làm bạn khởi nghiệp thất bại.

Nếu là người mới khởi sự kinh doanh, hẳn bạn sẽ có nhiều điều cần lo nghĩ về việc làm thế nào để đạt được thành công. Thực tế cho thấy, đối với các doanh nghiệp nhỏ mới thành lập, có những nguyên nhân dẫn đến thất bại mà các chủ doanh nghiệp đôi khi không lường trước được.

Cùng chuyên mục