Chiến lược thiết lập và thực thi mục tiêu

(hieuhoc_hieuhoc.com) Có nhiều dạng mục tiêu khác nhau và nếu không hiểu rõ sự khác biệt, không có chiến lược thiết lập mục tiêu, sẽ có thể làm tổn hại đến suy nghĩ về tương lai của bạn.

Chúng ta có thể đưa ra những ước mơ bay bổng, nhưng nếu không thể định hướng chúng thành một chuỗi hành động liền mạch, thì rồi chúng sẽ tan như mây khói… Hình minh họa

Có những mục tiêu gọi là “mục tiêu kết quả”, thường được chúng ta nghĩ là đích đến như: kiếm được việc làm; được thăng chức; hoàn thành chỉ tiêu; đi nghỉ hè; lập gia đình… (Tất cả chúng đều đưa ra một kết quả rất cụ thể).

Ngược lài, “mục tiêu bổ trợ” nhấn mạnh đến sự thu nhận kỹ năng mới, kiến thức mới để mở rộng và thúc đẩy nghề nghiệp vươn lên phía trước. Ví dụ: Mục tiêu (cụ thể) là tăng số lượng khách hàng lên 50%, thì mục tiêu bổ trợ là tìm 5 chiến thuật marketing mới.

Chúng ta cần cả hai dạng mục tiêu này, mục tiêu kết quả để làm động lực thúc đẩy bản thân và mục tiêu bổ trợ giúp tập trung vào những hành động nào có thể đưa đến kết quả. Bởi mục tiêu kết quả có sức hấp dẫn rất cao, nhưng nếu không có cách tiếp cận đúng đắn, chúng có thể chỉ là lời hứa hẹn xa vời…

Mục tiêu kết quả là niềm động lực rất lớn, nhưng nếu không được đặt ra một cách phù hợp, nó có thể làm bạn choáng ngợp, đôi khi làm bạn yếu đi nếu chẳng may bạn không đạt được mục tiêu. (Những người quá chú trọng vào mục tiêu kết quả thường có khuynh hướng bỏ ngang và đạt kêt quả kém hơn khi gặp trở ngại). Trong khi đó, biết kết hợp mục tiêu bổ trợ sẽ giúp bạn đối đầu thực tế tốt hơn, giữ vững tinh thần và đạt kết quả tốt hơn khi gặp những trở ngại không thể tránh khỏi.

Bạn đừng cho rằng mục tiêu nghề nghiệp lâu dài của bạn phải nhất thiết trùng hợp với công việc hiện tại. Bởi có nhiều người đang làm những công việc thoạt nhìn không liên quan gì đến sự nghiệp mà họ muốn xây dựng cả. Nhưng những người thành công nhất đều hiểu, mọi thứ đều có liên hệ với nhau! Bạn hãy cố gắng tìm cách biến những mục tiêu công việc hàng ngày thành một cái gì đó có ích cho sự nghiệp tương lai, sắp xếp mục tiêu công việc hiện tại để chúng phục vụ mối quan tâm lâu dài của bạn!

Trong quá trình thiết lập và thực thi mục tiêu, dĩ nhiên bạn sẽ phạm một vài sai lầm. Điều này là một phần của quá trình học hỏi. Không một ai thẳng tiến đến sự nghiệp hay kế hoạch cuộc đời mà chưa từng trải qua những vấp váp hay thất bại. Nhưng một khi bạn chuyển sang tập trung vào những mục tiêu bổ trợ, sự vấp váp không còn là vấn đề nữa. Khi bạn liên tục học hỏi từ những gì bạn làm, thất bại bắt đầu mất dần ý nghĩa. Nếu mục tiêu kết quả của bạn là học được chiến lược để gia tăng các kỹ năng bổ trợ thì cách duy nhất bạn có thể thất bại là chỉ khi bạn hoàn toàn bỏ cuộc.

Chúc bạn thành công

Văn Khải Quân tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Thiết lập mục tiêu trong cuộc sống

(hieuhoc_hieuhoc.com) “”Mục tiêu là ước mơ không có kết thúc”: Trước khi thiết lập ra các mục tiêu, hãy tìm hiểu ước mơ của mình trước đã. Nếu không, sau này bạn sẽ thấy mình đi theo một con đường mà ngay cả ban đầu mình không có ý định theo đuổi.

Cùng chuyên mục