Ngành học: Kinh doanh bất động sản – Kinh tế và Quản lý công.

(Hiếu học). Các trường ĐH địa phương hầu hết là ĐH công lập, bằng cấp quốc gia cũng giống như các tường ĐH khác trong cả nước và có giá trị như nhau. Bên cạnh đó, cũng có những ngành học với điểm chuẩn đầu vào khá dể chịu như Quản lý đất đai – Địa chính, Kinh tế quản lý công…

Chuyên ngành Kinh doanh bất động sản:

Đào tạo Cử nhân kinh tế có kiến thức đa dạng về tài chính, kinh doanh bất động sản. Đồng thời trang bị cho sinh viên các kỹ năng thực hành để có thể phân tích đánh giá bất động sản. Có vai trò quan trọng trong quá trình giảm các chi phí giao dịch, tăng hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Hiện nay, nguồn nhân lực trong lĩnh vực này chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp.

Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm việc liên quan đến sở hữu, phát triển, sử dụng và quản lý đất đai, tài sản hoặc trở thành chuyên viên thẩm định giá bất động sản, cố vấn phát triển bất động sản, nhà quản lý đầu tư và bất động sản, nhà chính sách công hoặc có thể kinh doanh bất động sản.

Trường ĐH Tài chính – Marketing tuyển sinh ngành Kinh doanh bất động sản với 2 khối thi A và D1: hệ ĐH 15 điểm và hệ CĐ 10 điểm (điểm chuẩn 2009).

Ngành Quản lý đất đai – Công nghệ địa chính:

Khi tốt nghiệp ra trường, SV không chỉ có thể làm việc ở các cơ quan Nhà nước mà còn có thể làm việc tại các Công ty kinh doanh bất động sản, Công ty môi giới bất động sản, Ban quản lý các dự án có liên quan đến sử dụng đất, quy hoạch…Đây là ngành có nhu cầu việc làm khá cao hiện nay, có thể làm việc cho các cơ quan Nhà nước và các công ty tư nhân.

– Trường ĐH Nông lâm TP.HCM tuyển sinh ngành Quản lý đất đai và Công nghệ địa chính cho cả bậc ĐH và bậc CĐ, với2 khối thi A và D1, điểm chuẩn năm 2009 cho hệ ĐH là 14 điểm.

Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội có tuyển sinh hệ D9H chuyên ngành Quản lý đô thị (mã chuyên ngành 410); Quản lý Địa chính (411); Kinh tế và Quản lý công (416).

– Ngành Quản lý đất đai của ĐH Cần Thơ tuyển sinh khối A, hệ ĐH, điểm chuẩn 2009 là 13 điểm…

Ngành Kinh tế và quản lý công:

Theo học ngành Kinh tế và quản lý công, sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý kinh tế – xã hội công cộng; có khả năng xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án phát triển và quản lý đô thị, quản lý vùng…

Ngành Chính sách công, Tài chính công, hiểu đơn giản nhất là liên quan đến quản lý vốn, ngân sách Nhà nước trong các bộ, ngành, cơ quan Nhà nước. Tốt nghiệp ngành này cũng có thể làm việc trong lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc, bảo hiểm… Tuy nhiên, cơ hội việc làm không nhiều như ngành Tài chính doanh nghiệp.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế và Quản lý công có thể làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế (Bộ, Ủy ban nhà nước, Ban quản lý các dự án đầu tư, các dự án phát triển kinh tế xã hội, các Ủy ban nhân dân, sở, ban, ngành, phòng từ trung ương tới địa phương về lĩnh vực kinh tế …), hoặc làm việc cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các tổ chức, chương trình nghiên cứu, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội; tham gia giải quyết các vấn đề về quy hoạch phát triển thành thị, nông thôn; các hoạt động công ích, các đoàn thể xã hội, hội nghề nghiệp, các ngành hành chính sự nghiệp, dịch vụ công (giáo dục, y tế, thể dục thể thao, quản lý đô thị, dịch vụ công cộng, giao thông vận tải, thương mại…)

Một số trường có đào tạo chuyên ngành Kinh tế và Quản lý công là: Khoa kinh tế – ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính, ĐH Kinh tế Đà nẵng… Ngành này tuyển sinh khối A và D1, với mức điểm chuẩn 3 năm gần đây khoảng 16 điểm (Khoa kinh tế – ĐH Quốc gia TP.HCM).

Nếu một ngành học nào đó mà xã hội không cần thì sẽ không ai đào tạo ngành đó. Vấn đề ra trường có xin việc được hay không tùy thuộc phần lớn vào năng lực của mình. Nếu một sinh viên tốt nghiệp loại khá, có nhiều kỹ năng mềm sẽ dễ dàng xin được việc làm hơn so với sinh viên bình thường khác. Vì vậy, trong quá trình học, các bạn nên tự tích lũy nhiều kỹ năng, kinh nghiệm cho mình để đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng sau này.

Chúc bạn thành công.

Công thành (hieuhoc_hieuhoc.com).

Bài liên quan

Chọn trường đăng ký dự thi: Nên chọn ngành nghề phù hợp.

(Hiếu học). Lượng định sức học của mình để chọn trường đăng ký dự thi tức là chọn lựa nghề nghiệp cho tương lai. Các tiêu chí như: Nhu cầu xã hội đối với ngành nghề, hoàn cảnh kinh tế gia đình, sức khỏe, khả năng, sở thích đều cần phải được xem xét, đánh giá đúng mức cho phù hợp.

Tư vấn tuyển sinh: Muốn được học liên thông.

(Hiếu học). Vì hoàn cảnh nên chưa thể vào ĐH, nay muốn học liên thông từ Trung cấp chuyên nghiệp, CĐ lên Đại học thì nhất thiết bạn phải đăng ký vào những ngành, những trường có liên thông. (Hiện có khoảng 100 trường ĐH, CĐ có các chương trình đào tạo liên thông từ TCCN, CĐ lên ĐH).  

Tiềm năng ngành nghề có đủ cho mọi bậc học.

(Hiếu học). Nhiều chuyên gia tư vấn khuyên thí sinh nên chọn ngành học được đào tạo rộng để có nhiều cơ hội kiếm việc làm. Bên cạnh đó, thực tế thị trường lao động đang góp phần tạo nên một xu hướng chọn ngành cho thí sinh trong suốt những năm gần đây.

Cùng chuyên mục