Tiềm năng ngành nghề có đủ cho mọi bậc học.

(Hiếu học). Nhiều chuyên gia tư vấn khuyên thí sinh nên chọn ngành học được đào tạo rộngđể có nhiều cơ hội kiếm việc làm. Bên cạnh đó, thực tế thị trường lao động đang góp phần tạo nên một xu hướng chọn ngành cho thí sinh trong suốt những năm gần đây.

Mặc dù công tác hướng nghiệp đã có tác động nhiều đến động cơ chọn ngành học của thí sinh, nhiều thí sinh đã có cân nhắc, chọn lựa ngành nghề theo sở thích và năng lực, nhưng cũng còn nhiều thí sinh chọn những ngành dễ học hoặc chọn những trường, ngành năm trước có điểm chuẩn thấp, tỉ lệ thí sinh đăng ký dự thi trên chỉ tiêu thấp hoặc những ngành học mới để hi vọng cơ hội trúng tuyển cao hơn.

Tỉ lệ các vị trí tuyển dụng.

Nhóm ngành

Tỉ lệ (%)

Kinh tế – quản trị kinh doanh

23,6

Kế toán – kiểm toán

12,8

Ngoại ngữ

10,9

Ðiện – điện tử

8,7

Khách sạn, nhà hàng, du lịch

4,2

Tài chính – ngân hàng

3,9

Xây dựng

3,9

Y

3,2

Kiến trúc

2,9

Công nghệ thông tin

2,7

Cơ khí

2,6

Hóa chất

2,0

Cơ điện tử

2,0

Kinh doanh dẫn đầu.

Thực tế tuyển sinh qua các năm cho thấy năm nhóm ngành thu hút học sinh là kinh doanh chiếm đến 10,8%, tiếp đến là đào tạo giáo viên (9,3%), kế toán – kiểm toán (8,4%), tài chính – ngân hàng – bảo hiểm (7,5%), ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài (4,3%). Nhóm ngành kinh doanh gồm quản trị kinh doanh, marketing, kinh doanh quốc tế, kinh doanh, thương mại, trong đó chỉ riêng ngành quản trị kinh doanh chiếm tỉ lệ 9,94%. Nhóm ngành kinh doanh tuyển sinh khối A (66,8%), khối D1 (28,4%) và các khối khác. Có lẽ điều này cũng tạo nhiều cơ hội cho thí sinh có sở thích nghề nghiệp với nhóm ngành học này. Năm 2009, trong số 66 cơ sở có tuyển sinh nhóm ngành kinh doanh thì các trường có nhiều thí sinh dự thi nhất là ĐH Thương mại, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Mở TP.HCM, ĐH Tài chính – marketing và ĐH Sài Gòn.

Ngoài ra, điều đáng lưu ý là động cơ chọn ngành học của thí sinh còn liên quan đến việc được miễn giảm học phí mà nhiều trường đã vận dụng để thu hút thí sinh vào những ngành mà các cơ quan rất cần nhưng lại không thu hút thí sinh chỉ vì tên gọi không hấp dẫn.

Nhu cầu nhân lực lớn.

Trong khi đó, thông tin tuyển dụng cho thấy đa số các vị trí tuyển dụng đều yêu cầu người tốt nghiệp có trình độ từ đại học (78,6%), còn lại ở các trình độ thấp hơn. Cụ thể là cao đẳng 10,5%, TCCN 11%. Xu thế tuyển dụng của từng nhóm tùy thuộc trình độ. Với sự phát triển của khoa học, một số doanh nghiệp tuyển dụng yêu cầu có kiến thức liên ngành hoặc kiến thức ngành rộng như kế toán – kiểm toán và tài chính – tín dụng, kế toán – kiểm toán và thống kê, công nghệ thông tin và kinh tế, kinh tế và quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin và điện tử – viễn thông, cơ khí và quản trị kinh doanh, kinh tế và công nghệ thực phẩm, luật và quản trị kinh doanh, quản trị kinh doanh và một ngành khoa học…

Như vậy, với xu thế phân ngành học hẹp ngay từ năm 1 cũng là điểm hạn chế khả năng thích ứng của sinh viên tốt nghiệp đối với yêu cầu tuyển dụng. Một số vị trí tuyển dụng đòi hỏi chứng chỉ hành nghề như chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng, chứng chỉ hướng dẫn viên du lịch…

Với thời kỳ hội nhập sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm với nhiều yêu cầu cao hơn đối với người lao động. Các nhóm ngành như kinh doanh, kinh tế, luật, môi trường, đô thị… vẫn có xu hướng phát triển trong tương lai và tiêu chí quan trọng đối với các nhà tuyển dụng không chỉ là bằng cấp mà chính là kinh nghiệm trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, khả năng tiếng Anh, khả năng giao tiếp và sử dụng vi tính.

Giáo dục đại học, cao đẳng sẽ giúp bạn chuẩn bị nghề nghiệp tương lai nhưng không giới hạn ở một nghề nghiệp cụ thể nào. Bất cứ ngành học nào cũng có thể giúp bạn chuẩn bị một số nghề nghiệp khác nhau. Như vậy thí sinh cần quan tâm đến năng lực học tập để có được cơ hội chọn bậc học phù hợp, không nên quá bó buộc vào một ngành học hay một chuyên ngành nào hết và lập kế hoạch để khi tốt nghiệp, ngoài kiến thức chuyên môn còn có những kinh nghiệm và các kỹ năng mềm khác.

20 nhóm ngành có số lượng thí sinh dự thi đông nhất:

Nhóm ngành

Tỉ lệ (%)

Xếp hạng

Kinh doanh

10,78

1

Ðào tạo giáo viên

9,30

2

Kế toán – kiểm toán

8,43

3

Tài chính – ngân hàng – bảo hiểm

7,52

4

Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài

4,33

5

Nông nghiệp

3,98

6

Công nghệ thông tin

3,50

7

Xây dựng

3,32

8

Kinh tế học

3,32

9

Y học

3,07

10

Luật

2,80

11

Chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống

2,75

12

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông

2,52

13

Công nghệ hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường

2,38

14

Khoa học môi trường

2,20

15

Sinh học ứng dụng

2,17

16

Ðiều dưỡng, hộ sinh

1,94

17

Công nghệ kỹ thuật cơ khí

1,76

18

Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông

1,71

19

Dịch vụ y tế

1,58

20

Nội dung mới trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2010 vừa được Bộ GD-ĐT ban hành:

Học sinh tốt nghiệp các trường trung cấp nghề sẽ được dự thi tuyển sinh đại học, cao đẳng; khi đăng ký xét tuyển nguyện vọng 2 và nguyện vọng 3, thí sinh có thể nộp hồ sơ và lệ phí trực tiếp tại trường đại học, cao đẳng thay vì chỉ được gửi qua đường bưu điện…

Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2010 tiếp tục khẳng định chủ trương về đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng với yêu cầu đề thi phải đạt được các yêu cầu kiểm tra những kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng và kỹ năng thực hành của thí sinh trong phạm vi chương trình trung học hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12, phù hợp với quy định về điều chỉnh nội dung học tập cấp trung học.

Quy chế khẳng định sẽ không ra đề thi ngoài chương trình và vượt chương trình trung học, không ra đề những phần đã được giảm tải, cắt bỏ hoặc đã chuyển sang phần đọc thêm (phần chữ nhỏ, các phần đã ghi trong văn bản quy định về điều chỉnh chương trình), không ra đề thi những phần, những ý còn đang tranh luận về mặt khoa học hoặc có nhiều cách giải, không ra đề thi quá khó, quá phức tạp…

Theo: TS LÊ THỊ THANH MAI/(TTO).

Cùng chuyên mục