10 Kỹ năng thoát hiểm có thể cứu bạn (1)

(hieuhoc_hieuhoc.com) Gặp phải kẻ “thôi miên” lừa đảo, hoặc bị cưỡng bức, hoặc có sự cố hỏa hoạn… là những nguy hiểm vẫn có thể xảy ra bất ngờ. Vậy khi đối mặt với nguy hiểm, bạn biết cách xử trí hay chưa? – Trong nhiều trường hợp, những thói quen đơn giản và biết cách thoát hiểm có thể cứu cuộc sống của chúng ta.

Hãy nhớ rằng, có sự khác biệt giữa việc lo sợ và sự chuẩn bị sẵn sàng đối phó. Trang bị sẵn những kiến thức cơ bản, thông tin cần biết tối thiểu để phòng tránh sự cố không may xảy ra với mình là điều rất cần thiết

1. Bị săn đuổi trên mạng

Gần đây bạn có thư từ qua lại với một người trên mạng, rồi đột nhiên bị người ấy tìm cách săn đuổi. Nếu bạn không email lại sẽ nhận được những tin nhắn vô cùng đáng sợ, qua công cụ chat, Facebook, hay bất cứ con đường nào.

Trường hợp này xử trí tương đối đơn giản. Cứ lờ họ đi, xóa họ khỏi danh sách bạn bè vĩnh viễn. Nếu bạn lo sợ cho cuộc sống của mình, hãy nhờ sự can thiệp của luật pháp.

Vì thế, nên cẩn thận với chi tiết cá nhân của bạn – Hãy cẩn thận với những người mà bạn cung cấp thông tin cá nhân (tên tuổi, địa chỉ, nơi làm việc, thẻ tín dụng vv.). Điều này áp dụng trong cuộc sống thực và cũng cả trên mạng Internet. Bởi khi cung cấp thông tin cho Facebook và các trang mạng xã hội tương tự, đến một thời điểm nào đó, nếu bạn quyết định không tham gia nữa thì việc xóa bỏ hoàn toàn thông tin là khá phức tạp.

2. Đừng say ở nơi lạ

Đôi khi người ta muốn có được một cuộc chè chén, đôi khi là rất say và điều này cũng có thể miễn là bạn đang ở một nơi an toàn. Có nghĩa là, bạn không nên quá say xỉn ở những nơi không quen thuộc, nơi đó là không an toàn.

Nếu một người bạn xỉn nằm bất động trên sàn: Có thể bạn sẽ nghĩ cứ để kệ cho người ấy ngủ, nhưng đó là sai lầm lớn đấy! Bởi khi cơ thể ở trạng thái say, dù nằm bất động, lượng cồn trong máu vẫn tiếp tục gia tăng đến mức có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Người bạn này rất cần được giúp đỡ.

Trong lúc chờ xe cứu thương đến, bạn hãy kiểm tra dấu hiệu sống của người đó trong 2 phút. Phút thứ nhất, xem bạn ấy có nói được 12-18 hơi thở không. Phút thứ hai, cần đảm bảo mạch đập vẫn ở mức 80-100 nhịp/phút. Nếu không tìm thấy cả 2 dấu hiệu trên và nạn nhân có biểu hiện ngạt, tiến hành ngay hô hấp nhân tạo.

3. Phát hiện nhà có kẻ đột nhập

Bạn về nhà, phát hiện dấu hiệu ám muội như cửa sổ bị đập vỡ, đừng vào trong. Nhớ đến những cảnh phim kinh dị chứ? Vào nhà lúc này có thể gây nguy hiểm cho bạn. Tốt nhất là chạy càng nhanh càng tốt và gọi điện cho cảnh sát. Trường hợp bạn đang ở nhà, điều bạn cần làm là có thói quen khóa cửa, nơi mà kẻ lạ có thể đột nhập bằng cách lẻn vào. Giữa đêm nếu nghe có âm thanh lạ phát ra từ bên ngoài mà bạn chỉ có một mình, hãy gọi điện cho ai đó. Đừng tự ý ra ngoài kiểm tra, vì bạn có thể rơi vào nguy hiểm. Trường hợp nghe thấy gì đó bên cửa sổ, hãy gọi ngay cho cảnh sát.

4. Sự cố hỏa hoạn

Bạn có biết chính xác những gì bạn sẽ làm gì nếu bạn thức dậy với một đám cháy dữ dội trong phòng của bạn?

Ngay khi biết có cháy bên ngoài, hãy nhảy xuống giường, đi về phía cửa. Dùng mu bàn tay kiểm tra xem tay nắm cửa có nóng hay không. Nếu không nóng, mở cửa xem hành lang. Nếu hành lang không có khói, hãy bò đến khu cầu thang bộ gần nhất và chạy ra ngoài. Đừng cố làm gì trên đường chạy, bạn chỉ chạy và chạy mà thôi.

Trường hợp tay nắm cửa phòng nóng và bạn phát hiện mùi khói bốc vào từ hành lang, hãy ở lại trong phòng, nhưng nhớ vặn mở chốt khóa (cửa vẫn phải đóng kín) để cứu hộ có thể vào giải cứu cho bạn.

Ấn số gọi 114, thông báo chính xác về địa điểm hỏa hoạn (khu vực, số nhà của bạn…). Ngắt điện, tắt quạt thông gió. Nhét khăn ẩm xuống mọi khe cửa và lỗ thông khí. Dùng xô hắt nước lạnh lên tường, lên cửa. Nếu nhìn thấy lính cứu hỏa bên ngoài, hãy mở cửa sổ, vẫy khăn có màu dễ nhận biết để người bên ngoài tòa nhà phát hiện ra bạn.

Bằng cách hình dung qua các kịch bản trong đầu, bạn có thể có kế hoạch và chiến lược để giảm thiểu những nguy hiểm vốn có.

5. Bị quấy rối tình dục & cưỡng bức

Có những gã đàn ông bề ngoài tỏ ra rất lịch sự tử tế nhưng khi chỉ còn lại một mình, con người thật của hắn mới bộc lộ. Khi không chấp nhận câu trả lời “Không” của bạn và vẫn có biểu hiện cưỡng bức, hãy giữ khoảng cách càng xa càng tốt. Chạy đến nơi đông người. Nếu anh ta vẫn đi theo bạn, nên nói cho một ai đó biết và cầu xin được giúp đỡ.

Nếu phải đối mặt một mình với loại đàn ông nguy hiểm này, hãy làm tất cả để thoát thân. Đá hắn thật mạnh vào chỗ đó (chỗ mà ai cũng biết là chỗ nào!), la hét kêu cứu càng to càng tốt, hét lên với hắn rằng “Không”, móc ngón tay vào mắt hắn – Làm bất cứ điều gì bạn có thể để thoát ra ngoài.

6. Bị gây hấn vô cớ

Giả sử chẳng may gặp các nhóm côn đồ hoặc kẻ quá khích có thể gây hấn vô cớ đến bạn thì tối kỵ việc bạn phản ứng lại. Cách tốt nhất là bạn phải né tránh, không thanh minh thanh nga gì cả…và bỏ đi thật nhanh. Nếu bị rượt đuổi, bạn nên chạy về phía chổ đông người hoặc có ánh sáng rõ nhất có thể, đồng thời có thể kêu cứu để báo động mọi người xung quanh. – Hãy cầu cứu hay la hét để được giúp đỡ nếu bạn cần cứu giúp.

7. Tránh địa điểm hoang vắng

Khi bạn đi ra ngoài một mình, cố gắng tránh những nơi hoang vắng. Chắc chắn, những nơi vắng vẻ có thể có vẻ yên tĩnh, nhưng bọn tội phạm và những kẻ xấu luôn tìm kiếm những mục tiêu dễ dàng, và một người một mình ở một nơi không có nhân chứng hoặc người giúp đỡ là một mục tiêu dễ dàng. Nếu phải đi về khuya ở những nơi vắng vẻ thì bạn nên tập quan sát, để ý cẩn thận hơn so với di chuyển ban ngày

Ngoài ra, khi bạn đi đâu đó khác với lệ thường, hãy để cho gia đình hoặc một người bạn chung phòng (nếu bạn ở trọ để đi học) biết nơi bạn sẽ đến. Bạn nên thực hiện điều này vì chẳng mất công gì mấy lại thể hiện được sự quan tâm lẫn nhau. Và nếu có điều gì đó sai lầm hoặc tai nạn, bạn không trở về vào hôm sau, thì ai đó sẽ biết được nơi để bắt đầu tìm kiếm, nếu họ phải tìm bạn.

Xem tiếp: 10 Kỹ năng thoát hiểm có thể cứu bạn (phần 2): – Làm gì khi gặp phải kẻ thôi miên lừa đảo – Thoát khỏi môi trường hổn loạn – Bị xoáy vào dòng chảy xa bờ khi tắm biển…

Gia Kỳ (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Làm thế nào để sống sót trong đám đông chạy loạn?

Để tăng khả năng sống sót khi bị kẹt trong một đám đông bắt đầu hỗn loạn vì một sự cố nào đó, bạn cần lưu ý những điều sau đây: Phải kiểm soát sự sợ hãi vì nghĩ mình sẽ chết; bình tĩnh để xem xét thông tin về sự cố đang xảy ra; trong những phút đầu tiên tuyệt đối không chạy theo phần lớn đám đông… 

Con người không dễ chết đuối

Có rất nhiều người chết đuối vì không biết bơi. Rất tiếc là rất nhiều người đã không biết rằng, tạo hoá tạo ra con người không phải dễ chết đuối.

Học cách ứng phó theo hoàn cảnh

(hieuhoc_hieuhoc.com) Cách ứng phó với hoàn cảnh sẽ tạo nên kết quả, và kết quả ấy có lợi hay có hại, thành công hay thất bại là tùy thuộc vào cách ứng phó như thế nào của bạn. Vậy, như thế nào là cách ứng phó phù hợp theo hoàn cảnh để thành công?  

An toàn khi điều khiển môtô

(hieuhoc_hieuhoc.com) Hiện nay, tình trạng sinh viên, học sinh vi phạm luật giao thông diễn ra thường xuyên. Thậm chí, đã có trường hợp học sinh lái xe phân khối lớn gây tai nạn chết người. Vì thế, an toàn phải là yêu cầu đặt lên hàng đầu đối với người ngồi trên môtô. 

Cùng chuyên mục