Chủ động giải bày với sếp

(hieuhoc_hieuhoc.com) Dù hoàn thành tốt công việc, bạn dường như vẫn chưa làm sếp hoàn toàn hài lòng. Và bạn thường có thái độ e ngại khi phải giải bày với sếp về việc mình đang quá tải vì sợ sếp sẽ đánh giá là lười biếng?

Nhận biết và giải bày vấn đề ngay từ khi mới phát sinh là điều hết sức quan trọng phải sớm làm – Đừng để nó trở nên nghiêm trọng gây căng thẳng… (Hình minh họa)

– Bạn đang làm việc quá tải

Nhiều khi sếp bận rất nhiều việc nên khó có thể có mặt thường xuyên trong phòng làm việc và sếp cũng không thể nhớ hết mọi việc. Vì thế, có một cách để bạn nhắc khéo rằng bạn đang phải làm việc quá tải là để sếp thấy trên bàn làm việc của bạn luôn đầy giấy tờ, tài liệu các dự án, còn bạn luôn tất bật thực hiện nhiệm vụ của mình. Nếu sếp đến và giao cho bạn thêm một việc nữa, hãy xin phép sếp trì hoãn một số việc bạn đang làm để ưu tiên xử lý việc sếp giao trước. Ngoài ra sẽ tốt hơn nếu bạn có một tấm bảng trong văn phòng ghi lại những việc bạn cần làm trong ngày. Nhìn thấy danh sách công việc dài như vậy, sếp cũng sẽ ngại đưa thêm việc cho bạn. Đối với trường hợp sếp đưa ra mục tiêu khó đạt được, bạn nên hỏi càng nhiều thông tin càng tốt để chắc mình hiểu nhiệm vụ một cách rõ ràng.

– Bạn cảm thấy buồn chán

Trường hợp ngược lại, bạn buồn chán trong công việc vì đã làm tốt, hoàn thành công việc trước thời hạn yêu cầu. Điều này lặp đi lặp lại hằng ngày sẽ khiến bạn nhanh chóng cảm thấy buồn chán. Một lý do khác nữa là bạn đã phát triển rất nhanh so với vị trí hiện tại và đang tìm kiếm những thử thách mới.

Nếu bạn buồn chán vì những lý do trên, việc quan trọng cần làm là đi gặp sếp. Bạn nên trình bày rằng không phải bạn buồn chán vì công việc, chỉ đơn giản bạn muốn đóng góp hơn nữa cho công ty bằng cách đảm nhận thêm nhiệm vụ mới. Bạn nên hỏi sếp xem có lĩnh vực nào mới mà bạn có thể tham gia và đóng góp cho sự phát triển của công ty. Hãy nhấn mạnh bạn sẽ học hỏi thêm nhiều kiến thức, kỹ năng mới và tính cạnh tranh khi được thử sức trong lĩnh vực mới. Ngoài ra, nếu bạn tự quan sát và cảm thấy mình có thể tham gia, hãy mạnh dạn đề nghị với sếp.

Bạn muốn thôi việc

Bạn vừa nhận được lời mời làm việc từ một công ty khác và phải thông báo với sếp ý định nghỉ việc. – Có thể bạn sẽ khá căng thẳng khi phải trình bày vấn đề này.

Bạn có thể giải quyết theo các bước sau: đầu tiên là xin cuộc hẹn với sếp – lưu ý cuộc hẹn này không nên diễn ra trong thời điểm sếp đang có những việc rắc rối, đang có những cuộc hẹn quan trọng khác, mà nên chọn lúc tinh thần sếp đang thoải mái. Tiếp theo đó, bạn cần bình tĩnh trình bày với sếp về việc bạn được nhận vào làm ở một vị trí mới và bạn sẽ nghỉ việc tại công ty.

Bạn cần giải bày với sếp đây là cơ hội nghề nghiệp rất tốt đối với bạn và cố gắng giữ lấy mối quan hệ thân thiện. Cũng đừng quên nhấn mạnh tới những kinh nghiệm, kiến thức quý báu bạn đã thu nhận được từ công ty cũng như trong quá trình làm việc với sếp và các đồng nghiệp khác. Ngoài ra, nếu bạn được yêu cầu phải làm việc cho dứt đoạn, hãy làm với nghị lực và thiện chí. Sắp xếp gọn ghẽ các hồ sơ, hoàn thành công việc đang dang dỡ, ghi chú những tài liệu liên quan và lựa chon người thay thế để bàn giao. (Nhớ xem xét các tài liệu cá nhân của mình, các dữ liệu trong máy tính ở công ty, những thứ vô tình có thể sẽ chống lại bạn sau này).

– Bạn nghĩ mình xứng đáng được tăng lương

Tất cả chúng ta đều cảm thấy mình xứng đáng được tăng lương. Tuy nhiên, bạn cần có một khoảng thời gian, một bản đánh giá chi tiết để đạt được điều mong muốn. Sau đó, bạn cần thu thập thông tin để chứng minh cho bản tự đánh giá. Bạn nên sử dụng bản mô tả công việc, đánh dấu và bổ sung những nhiệm vụ, trách nhiệm mang tính lâu dài, mang lại lợi ích cho công ty mà bạn đã hoàn thành trong thời gian qua. Ngoài ra, không nên so sánh bản thân với một người nào đó cùng vị trí trong công ty.

Hãy giao tiếp với sếp thường xuyên, bạn sẽ dần hiểu sếp. Nhận biết và giải bày vấn đề ngay từ khi mới phát sinh hoặc bắt đầu trở nên căng thẳng hơn là điều cực kỳ quan trọng. Liệu vấn đề có ý nghĩa và có nhận được sự quan tâm của sếp không? Trước khi đề xuất ý tưởng, hãy cười – nụ cười có thể phát huy tác dụng với mọi người, và sếp cũng không loại trừ. Và cuối cùng, hãy kiểm soát tình hình bằng cách thể hiện vai trò gương mẫu về cách cư xử tốt, chứng minh rằng bạn sẵn sàng trở thành “cánh tay phải” của sếp.

Chúc bạn vui, khỏe và thành công

Ánh Khanh tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

10 kỹ năng cần thiết trong công việc

(hieuhoc_hieuhoc.com) Công việc ngày càng cạnh tranh và xu hướng thay đổi nghề nghiệp nhiều lần trong đời đã yêu cầu các kỹ năng làm việc ngày càng nhiều. Sau đây là danh sách 10 kỹ năng cần thiết trong công việc mà các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao.  

Học cách quảng bá hình ảnh bản thân

(hieuhoc_hieuhoc.com) Tìm cách quảng bá hình ảnh bản thân, thể hiện mình, nghe có vẻ khoa trương: Những người tự quảng bá hình ảnh như vậy thường khiến người khác cảm thấy khó chịu và còn khiến họ nghi ngờ về những lời mình nói. Tuy nhiên… 

Để thăng tiến trong công việc.

(Hiếu học). Thăng tiến trong công việc là khát vọng của mỗi người.Thế nhưng có nhiều người vẫn không thể thăng tiến, dù họ đầy đủ tài năng, học vấn hoàn chỉnh và bước đầu nhiều thuận lợi. Điều gì đã cản trở sự thăng tiến của họ?

Vượt qua nỗi sợ trong môi trường làm việc

(hieuhoc_hieuhoc.com) Trong môi trường làm việc hiện nay, là nhân viên, bạn phải làm thế nào để vượt qua nỗi sợ hãi? Sợ bị khiển trách, bị sa thải hay sợ mắc kẹt trong công việc buồn chán khiến bạn luôn cảm thấy lo lắng và bất an. Đặc biệt, khi nhiều nhà quản lý lợi dụng điều này để kiểm soát và ép nhân viên làm việc quá sức. 

Định hướng công việc cho chính mình

(hieuhoc_hieuhoc.com) Để định hướng đúng cho bản thân về công việc mà mình đang làm, cần tự hỏi xem khả năng và tính cách của mình có thích ứng với hoàn cảnh hiện tại? Và làm thế nào để thích nghi với nó. 

Cẩm nang cho người muốn thôi việc.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Bạn đi làm là để kiếm sống, nhưng có lẽ đó không phải là tất cả. Bạn mong đợi nhiều thứ khác nữa từ công việc như sự vui thích, kỹ năng phù hợp, cơ hội thăng tiến, sự an toàn… Vì thế, nếu vào một lúc nào đó bạn muốn thôi việc để tìm công việc mới. Hãy khảo sát tâm tư, suy nghĩ kỹ càng và nếu bạn đã quyết định thì những cách sau đây có thể giúp bạn rời bỏ công việc cũ:  

Cùng chuyên mục