Nghề dược – Nghề bào chế và kinh doanh dược phẩm

(hieuhoc_hieuhoc.com): Ngày nay, do nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng nhanh khiến cho ngành chăm sóc sức khỏe ngày càng thịnh hành. Một nghề tối quan trọng trong ngành chăm sóc sức khỏe đó chính là nghề dược. Luôn bận rộn với những viên thuốc, những chế phẩm dược học phục vụ cho sức khỏe con người, nghề dược luôn là một nghề cao quý trong xã hội từ trước đến nay.

Tiềm năng của nghề dược khi nhu cầu chăm súc sức khỏe tăng nhanh

– Thế kỷ XXI này trên thế giới đã chứng kiến sự phát triển rất mạnh của ngành dược. Tại Việt Nam, đây cũng là một nghề đầy triển vọng. Tới năm 2010, nước ta phấn đấu tăng gấp khoảng 2 lần số dược sĩ so với hiện nay. Do số trường đào tạo nghề dược ở nước ta không nhiều nên bạn sẽ tránh được việc cạnh tranh quá gắt gao. Thu nhập trung bình của dược sĩ tương đối cao, cơ hội làm việc phong phú. Đây là một nghề rất linh hoạt, có nhiều cơ hội để tự khẳng định mình, phát triển khả năng kinh doanh, công việc nhẹ nhàng và tao nhã.

Đa phần các công việc trong ngành dược khá nhẹ nhàng, dành nhiều thời gian trong phòng thí nghiệm hoặc quầy thuốc, ít phải đi lại, khá phù hợp với phái nữ. Tuy nhiên, cũng như trong ngành y, công việc trong ngành dược đòi hỏi chính xác cao độ. Sự nhầm lẫn trong bất cứ giai đoạn nào đều rất nguy hiểm cho người sử dụng thuốc.Việc nghiên cứu, sản xuất thuốc đòi hỏi thời gian lâu dài.

Nghề dược là gì?

Hiểu một cách đơn giản, nghề dược là nghề liên quan đến dược phẩm (thuốc), được phân thành nhiều lĩnh vực như: nghiên cứu, sản xuất, lưu thông phân phối, đảm bảo chất lượng, quản lý dược, hướng dẫn sử dụng thuốc cho mọi người… Dược học dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó cơ bản nhất là hóa học và sinh học – hai ngành trọng yếu mà người ta dùng kiến thức của nó để bào chế ra các dược phẩm phục vụ cho sức khỏe con người.

Công việc của dược sĩ:

– Phân phối thuốc theo đơn bác sỹ hay người hành nghề y kê và cung cấp thông tin cho bệnh nhân về thuốc và cách dùng.

– Tư vấn cho bác sỹ và những người hành nghề y về sự lựa chọn, liều lượng, tác dụng và tác dụng phụ của các loại thuốc. Đồng thời, giám sát tình trạng sức khỏe và biến chuyển của bệnh nhân phản ứng với phương pháp điều trị dùng thuốc để đảo đảm tính an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng loại thuốc.

– Điều chế dược phẩm. Việc trộn lẫn các thành phần để tạo ra thuốc bột, thuốc viên, thuốc con nhộng, thuốc mỡ, dung dịch là một phần nhỏ trong công việc của người dược sỹ, vì hầu hết thuốc được sản xuất bởi các công ty dược phẩm với một tiêu chuẩn nhất định về liều lượng và quy trình phân phối dược phẩm.

Nơi làm việc của dược sĩ:

– Tùy vào điều kiện và trình độ, trong ngành dược, bạn có thể làm việc ở tổ chức cộng đồng, cửa hàng bán lẻ thuốc, trung tâm chăm sóc sức khỏe như bệnh viện, bệnh xá, bệnh viện tâm thần, hay trung tâm y tế sức khỏe cộng đồng… trong đó:

+ Công nhân dược : làm việc trong các xí nghiệp, nhà máy dược phẩm; lao động kỹ thuật hoặc giản đơn trong dây chuyền sản xuất, cung ứng vật tư thiết bị….

+ Dược sĩ trung học: được phép tham gia làm việc ở tất cả các lĩnh vực khác nhau của ngành dược với vai trò trợ lý của dược sĩ đại học.

+ Dược sĩ đại học : với tấm bằng dược sĩ đại học, bạn có thể tham gia vào toàn bộ thế giới rộng lớn của nghề dược

Những phẩm chất giúp bạn thành công khi theo đuổi nghề dược

– Nhân hậu, luôn đặt y đức lên hàng đầu vì “Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình không nên cầu lợi kể công.” (Hải Thượng Lãn Ông)

– Có thiên hướng về các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là hoá học và sinh học vì “dược học” dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó cơ bản nhất là hóa học và sinh học.

– Kiên trì, cẩn thận và ngăn nắp vì nơi làm việc của dược sĩ phải sạch sẽ, đủ ánh sáng và vô trùng. Khi làm việc với dung dịch hay sản phẩm dược liệu độc hại, dược sỹ đeo găng và mặt nạ, có sự hỗ trợ của các thiết bị bảo vệ khác. Làm nghề dược tức là bạn đang tiếp xúc với những công việc đòi hỏi tính chính xác và bền bỉ cao nhất, quyết định của người dược sĩ có ảnh hưởng đến sinh mạng con người.

– Ham đọc sách, thích khám phá, tìm tòi vì phải nghiên cứu, điều chế ra nhiều loại thuốc có tác dụng cao trong việc chữa trị.

– Dược sĩ trong ngành công nghiệp dược có thể chuyên về tiếp thị, kinh doanh, nghiên cứu, kiểm tra chất lượng, sản xuất, đóng gói hay những lĩnh vực khác vì thế thêm một chút đầu óc kinh doanh cũng rất hợp trong nghề này.

Học nghề dược sĩ ở đâu?

Để trở thành dược sĩ trình độ đại học, bạn có thể theo học ngành dược tại trường đại học sau:

– ĐH Y Hà Nội:

Địa chỉ: 01 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 04.8523798 – Fax: 04.8525115
Email: daihocyhn@hmu.edu.vn
Website: www.hmu.edu.vn

– Học Viện Quân Y:
+Trụ sở chính:
Ðịa chỉ: Thị xã Hà Đông , Hà Tây
Ðiện thoại: 034. 511924
+Chi nhánh tại TP.HCM:
Ðịa chỉ: 520A Nguyễn Tri Phương, P.12, Q.10 , TP.HCM
Tel: 08. 8627031

– ĐH Y Dược Huế:
Địa chỉ: 06 Ngô Quyền, TP.Huế
Tel: 054.822173 – 054.822873 – Fax: 054.826269
Email: dhyh@dng.vnn.vn
Website: www.huemed-univ.edu.vn

– Khoa Y Dược – ĐH Đà Nẵng:
Địa chỉ: 41 Lê Duẩn, TP.Đà Nẵng
Điện thoại : 0511.832678
Email: webmaster@ud.edu.vn

– ĐH Y Dược TP.HCM:
Địa chỉ: 201 Nguyễn Chí Thanh, Q.5, TP.HCM
Tel: 08.8550176 – Fax: 08.8557399
Email: dd.ktyh@yds.edu.vn
Website: www.yds.edu.vn

– ĐH Y Dược Cần Thơ:
Địa chỉ: Nhà 3 – 4, Khu I, ĐH Cần Thơ, Đường 30/4, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
Tel: 0071.739 730 – Fax: 0071.740221
Email: webmaster@ctump.edu.vn
Website: www.ctump.edu.vn

Tuy nhiên, nếu điều kiện chưa cho phép, bạn cũng hoàn toàn có thể bắt đầu với công việc của dược sĩ trung học. Sau đó, qua thời gian và sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, bạn có thể học cao lên và trở thành dược sĩ đại học.

Muốn biết thông tin về các khóa đào tạo dược tá ở địa phương, bạn có thể hỏi tại phòng Nghiệp vụ dược tại Sở y tế của địa phương mình để tìm hiểu những thông tin cần thiết.

Như Tâm tổng hợp

Bài liên quan

Nghề Y tá - Người chăm sóc sức khỏe cộng đồng

(hieuhoc_hieuhoc.com): Bạn có biết hiện nay trên thế giới nghề nào dễ xin được việc nhất mà lại được trả lương khá cao? Bạn có thể nghĩ rằng đó là một nghề liên quan đến kinh doanh, buôn bán nhưng đó cũng có thể là nghề “cao quý” như nghề y tá lắm chứ? Bạn có thể tưởng tượng mức lương cơ bản của một y tá sơ cấp là bao nhiêu không? Theo Bộ Lao động Mỹ, y tá là nhóm nghề nghiệp lớn thứ hai tại đất nước này.

Quản trị bệnh viện - Học để làm

(hieuhoc_hieuhoc.com): Bạn không muốn trở thành bác sĩ, y tá nhưng vẫn muốn làm việc trong các bệnh viện thì làm thế nào đây nhỉ? Đừng lo lắng nhiều, có hẳn một ngành học hấp dẫn dành cho bạn đây: Quản trị bệnh viện. Để vào học ngành này, bạn không cần phải trải qua kì thi tuyển gắt gao với số điểm chuẩn đầu vào cao ngất ngưởng (như tại trường ĐH Y, ĐH Dược hoặc Trung tâm Điều dưỡng Cán bộ Y tế...) đâu.  

4 lí do để làm việc trong ngành y tế

Bạn nghĩ sao khi chỉ bằng một mũi tiêm, một kì chữa trị, một nghiên cứu, bạn đã cứu sống được một con người hoặc trở thành ân nhân của nhiều người bệnh. Bạn có thể làm chấn động cả thế giới bởi 1 phát minh trong y dược gây ảnh hưởng sâu rộng không chỉ với 1 cá nhân mà cả cộng đồng. Điều đó không tuyệt hay sao?

Bác sĩ y học dự phòng - Ngành học mới

(hieuhoc_hieuhoc.com): Y học dự phòng là cầu nối giữa y học và y tế công cộng. Trong khi y học quan tâm đến chẩn đoán và điều trị bệnh cho một bệnh nhân thì y tế công cộng quan tâm nhiều hơn đến phòng bệnh và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng. Vì vậy mục tiêu hàng đầu của Y học dự phòng là nâng cao sức khỏe của cá nhân, gia đình và cả cộng đồng.

Cùng chuyên mục