Nhóm ngành Hóa học

(hieuhoc_hieuhoc.com) Hóa học có rất nhiều lĩnh vực. Theo các nhà hóa học, với xu hướng xã hội hiện nay, nhóm ngành Hóa học gồm có nhiều lĩnh vực: Hóa dược, Hóa học vật liệu (vô cơ và hữu cơ), Hóa sinh, Hóa phân tích, Hoá dầu, Hóa thực phẩm… Kỹ thuật luôn là ngành mũi nhọn xây dựng đất nước, trong đó bao gồm các chuyên ngành Hóa học.

Làm việc tốt nhất là việc đem lại giá trị cao nhất cho chính mình và xã hội, muốn làm được việc tốt nhất đó thì hãy làm việc phát huy được đúng năng khiếu, sở trường của mình. Kỹ thuật luôn là ngành mũi nhọn xây dựng đất nước, trong đó bao gồm các chuyên ngành Hóa học.

Ngành Hóa dược

Ngành Hoá dược, dù đào tạo ở trường nào, cũng phải có kiến thức chung như nhau, chỉ khác nhau về tỷ lệ giữa các khối kiến thức cơ bản và kỹ thuật cụ thể. Ngành Hóa dược trang bị cho sinh viên kiến thức đại cương về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, những kiến thức cơ bản về hoá học, những kiến thức cơ sở của ngành và chuyên ngành, hình thành và phát triển tư duy nghiên cứu và làm việc độc lập, có khả năng ứng dụng hoá học vào giải quyết các bài toán thực tế trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội. Được tiếp cận, thực hành trên những trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ nghiên cứu khoa học và nâng cao kỹ năng thực hành. Khi tốt nghiệp, sinh viên có trình độ tiếng Anh đạt chuẩn IELTS ≥ 4.0 điểm hoặc tương đương.

Lĩnh vực Dược có hai nhánh. Một nhánh đào tạo cán bộ nghiên cứu, chế tạo các hợp chất sinh học để làm thuốc (gọi là kỹ sư hoặc cử nhân Hóa dược); nhánh còn lại đào tạo Dược sỹ, bào chế, hướng dẫn sử dụng thuốc.

Đây là ngành ứng dụng hoá học vào giải quyết các bài toán thực tế trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội. Những trường đào tạo ngành Hóa dược gồm: ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), ĐH Dược Hà Nội, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Cần Thơ…

Năm 2010, điểm chuẩn ngành Hóa dược dao động từ 17-23,5 điểm.

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên xây dựng và đào tạo ngành Hóa dược (sinh viên được cấp bằng cử nhân Hóa dược) gồm bốn chuyên ngành: Dược liệu, Tổng hợp Hóa dược, Sinh tổng hợp Hóa dược, cấu trúc và hoạt tính của các hợp chất có hoạt tính sinh học. Điểm chuẩn ngành Hóa dược ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc Gia Hà Nội) năm 2010 là 18 điểm.

Trường ĐH Dược Hà Nội đào tạo cả hai nhánh là Dược sỹ và Kỹ sư Hóa dược. Sau đó, vì bên Hoá dược ít được đầu tư (đầu tư cho ngành này rất tốn kém) nên số kỹ sư Hóa dược được đào tạo ít, trường ĐH Dược Hà Nội chủ yếu đào tạo Dược sỹ. Điểm chuẩn năm 2010 của ĐH Dược Hà Nội: 23,5 điểm. ĐH Bách Khoa Bách Khoa Hà Nội: 17 điểm; ĐH Cần Thơ: 19 điểm.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp ở các trình độ theo các ngành đào tạo: Sinh viên tốt nghiệp có đủ khả năng đảm nhận các công việc phù hợp với chuyên môn tại bất kỳ nơi nào ở trong và ngoài nước; giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, THPT; hay làm việc tại các viện nghiên cứu, các công ty, nhà máy xí nghiệp dược phẩm, các cơ quan quản lý, các cơ sở sản xuất và kinh doanh sử dụng kiến thức hoá học, hoặc có thể được đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ ở trong và ngoài nước.

Ngành Công nghệ hóa dầu

Ông Lê Trọng Thắng, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Mỏ – Địa chất cho biết: “Ngành Lọc – Hóa dầu hiện nay có cơ hội việc làm rất lớn, đặc biệt trong 5 năm tới khi các nhà máy lọc dầu của Việt Nam hoàn thành và đi vào hoạt động nên rất cần nhân lực, đội ngũ kỹ thuật tay nghề cao”.

Mục tiêu đào tạo của ngành này là đào tạo đội ngũ kỹ sư có hiểu biết cơ bản về công nghiệp dầu khí, công nghệ hóa học, nắm bắt được kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Lọc – Hóa dầu bao gồm: Công nghệ lọc dầu, công nghệ chế biến dầu và khí, công nghệ hoá dầu, công nghệ sản xuất polime và tổng hợp hữu cơ, sản phẩm dầu mỏ…

Kỹ sư ngành Lọc – Hóa dầu sau khi ra trường có khả năng quản lý và vận hành tốt các quy trình công nghệ, thiết kế, chế tạo và lắp đặt các máy và thiết bị công nghiệp trong các ngành sản xuất liên quan. Đồng thời, còn có thể làm công tác đào tạo, nghiên cứu triển khai, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ trong các cơ sở nghiên cứu và đào tạo thuộc lĩnh vực công nghệ Hóa học và chế biến dầu và khí. Nói chung, Kỹ sư Lọc – Hóa dầu có khả năng làm việc tại Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam, các Viện, trường Đại học, Trung tâm nghiên cứu…

Ngành Lọc – Hóa dầu hiện nay chỉ một số trường đào tạo ngành này là trường ĐH Mỏ – Địa chất, ĐH Bách khoa Hà Nội… Một trong những trường đào tạo kỹ sư dầu khí chuyên nghiệp là trường ĐH Mỏ địa chất (Hà Nội).Điểm chuẩn của Trường ĐH Mỏ – Địa chất năm 2010: ngành lọc dầu (khối A) 17,0 điểm. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ngành Công nghệ hóa dầu cũng có điểm chuẩn khá cao với 17 điểm. Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, chuyên ngành Địa chất dầu khí (ngành Địa chất) có điểm chuẩn khối A là 14, trong khi khối B là 18 điểm. Chuyên ngành Công nghệ chế biến dầu và khí (ngành Công nghệ hóa học) trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng cũng thu hút hơn 400 thí sinh đăng ký dự thi, trong khi chỉ có 60 chỉ tiêu và điểm chuẩn lên tới 20 điểm. Ngoài ra, một số nơi đào tạo ngành Công nghệ hóa với mức điểm xét tuyển bằng với điểm sàn như trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai), chương trình Kỹ sư dầu khí liên kết giữa trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) và trường ĐH Adelaide (Úc)…

Trường ĐH Dầu khí Việt Nam (PVU) là trường ĐH công lập đặc biệt do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư. Trường có trụ sở chính tại Vĩnh Phúc và có các cơ sở tại Hà Nội và Bà Rịa – Vũng Tàu. 2011-2012 là năm học đầu tiên Trường ĐH Dầu khí Việt Nam tuyển sinh. Tổng chỉ tiêu là 150 ở 4 ngành học: Địa chất dầu khí, Địa Vật lý Dầu khí, Khoan – Khai thác và Lọc – Hóa dầu. Hình thức tuyển sinh của trường là sẽ xét tuyển các thí sinh dự thi nguyện vọng 1 (thí sinh sẽ dự thi nhờ theo quy chế của Bộ GD-ĐT tại các trường đại học tổ chức thi tuyển sinh khối A)

Ngành Hóa phân tích

Chuyên ngành hóa phân tích của ĐH Khoa học tự nhiên đào tạo cho SV có kiến thức tập trung nghiêng về hóa vô cơ và hữu cơ. Do đó, công việc đúng chuyên ngành thường là làm trong phòng thí nghiệm của các nhà máy ở vị trí chuyên viên thử mẫu, phân tích mẫu bằng máy phân tích và theo các phương pháp đã học.

Thực tế công việc của ngành hóa phân tích khi ra trường thường không khác nhiều so với thí nghiệm lúc đi học, chỉ có khác về máy móc, thiết bị hiện đại hơn và đầy đủ hơn. Sau khi ra trường, các bạn có thể làm việc ở các trung tâm phân tích đo lường như phòng thí nghiệm của Trung tâm 3, SGS, GL… Ngoài ra, có những bạn học hóa phân tích nhưng lại làm trái ngành học của mình, ví dụ như vị trí nhân viên nghiên cứu và phát triển (R&D), nhân viên kiểm tra chất lượng (QA/QC)… Điều đó còn tùy thuộc vào cơ hội vào thời điểm xin việc, kiến thức và khả năng của mỗi cá nhân. Nhìn chung, công việc này không áp lực nhiều, không đòi hỏi tính sáng tạo nhưng cần sự tập trung cao, nhất là cần sự cẩn thận và kiên nhẫn.

Về lương bổng, khi mới ra trường nếu bạn ứng tuyển vào vị trí phân tích viên, mức lương khoảng 3,5-4,5 triệu đồng (tùy vào chính sách lương của mỗi công ty). Sau khi tích lũy được kinh nghiệm làm việc, bạn vẫn có cơ hội thăng tiến lên những cấp bậc cao hơn và dĩ nhiên mức thu nhập sẽ được cải thiện tốt hơn.

* Xem thêm: Các chuyên ngành Hóa học

Ngành Công nghệ Hóa - Thực phẩm - Sinh học. Muốn tìm hiểu kỹ về ngành công nghệ thực phẩm, xin hỏi ngành công nghệ thực phẩm đào tạo những gì? Thực tập ra sao? Ngành này có đòi hỏi phải có sức khỏe tốt hay không? Sau khi ra trường có thể đảm nhận những công việc gì và cơ hội việc làm có cao hay không?

Cử nhân Hóa học: Chuẩn Quốc tế. Chương trình liên kết đào tạo Cử nhân Hóa học theo chuẩn quốc tế và đào tạo thạc sĩ chuyên ngành “vật liệu hữu cơ cấu trúc nano và độ bền vững”. Đây là hai chương trình đào tạo nằm trong chiến lược nâng cao chất lượng và hội nhập quốc tế của trường.

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội tuyển sinh ĐH, CĐ năm học 2011 có tổng chỉ tiêu (CT) là 5.800, trong đó CT cho các ngành đào tạo ĐH là 5.000 (tăng 200 so với năm 2010), 800 CT cho các ngành đào tạo CĐ và 500 CT cho các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế. Trường có 5 chương trình đào tạo đặc biệt-chất lượng cao với nhiều ngành khác nhau, trong đó có 1 ngành mới là Năng lượng tái tạo.

Công nghệ Sinh học: Cơ hội nghề nghiệp. Công nghệ sinh học là bộ môn tổng hợp của các ngành khoa học và công nghệ như sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh vật học, sinh hóa học… nhằm tạo ra các quy trình công nghệ khai thác ở quy mô công nghiệp các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào động – thực vật để sản xuất các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống, phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.

Ngành khoa học công nghệ thực phẩm và chế biến thủy sản. Ngành khoa học công nghệ thực phẩm cần có những kiến thức chung về khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực hóa học, hóa sinh và vi sinh. Bạn cũng cần có niềm đam mê đối với lĩnh vực thực phẩm và kỹ năng giao tiếp tốt, bởi bạn sẽ phải tiếp xúc với nhiều người trong công chúng cũng như với những nhà quản lý và nhà sản xuất…

Quang Cường tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Cùng chuyên mục