Những Giá Trị Sống: Bản Lĩnh Để Tự Lập.

(hieuhoc_hieuhoc.com).Các bậc cha mẹ cần phải có phương cách nuôi dưỡng, phát huy óc sáng tạo, trí khôn và trực giác ở mỗi đứa trẻ. Tự hỏi: Ta phải làm thế nào để có thể đánh thức khả năng chưa được khai thác của chúng? Giúp cho mỗi đứa trẻ được là chính nó, đủ tự tin, đủ bản lĩnh để tự lập, thật sự có một cuộc sống tích cực.

Thành công nghĩa là đạt được điều ta thật sự mong muốn, giúp cho trẻ có bản lĩnh đối đầu với những thử thách của cuộc sống, chứ không chỉ giúp trẻ học để có việc làm và thực hiện những đeo đuổi về mặt vật chất.

Thực tế, cách giáo dục của một số bậc phụ huynh bị điều khiển bởi những mong muốn cho con cái được thuận lợi về vật chất, giàu sang, có địa vị mà thiếu quan tâm giúp chúng thành nhân, sống lành mạnh, giao tiếp tốt với người khác, có bạn đường tâm đầu ý hợp, thăng bằng trong cuộc sống.

Ngày nay trẻ em khắp nơi trên thế giới đang bị đe doạ bởi tình trạng bạo lực, lạm dụng, cũng từ đó tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, tình trạng thiếu tôn trọng người khác cũng như thiếu ý thức bảo vệ môi sinh ngày càng đáng báo động.

Một trong những cách được nhiều người tin tưởng và cho là hiệu quả, đó là tập trung vào việc giảng dạy các giá trị căn bản của cá nhân như: Hợp tác, Tự do, Hạnh phúc, Trung thực, Khiêm tốn, Yêu thương, Hoà bình, Tôn trọng, Trách nhiệm, Giản dị, Khoan dung, và Đoàn kết.

Giúp cho trẻ thoải mái, tự tin hơn, biết tôn trọng người khác hơn, suy nghĩ tích cực hơn, kỹ năng ứng xử cũng được nâng cao hơn và chúng sẽ trở nên nhanh nhạy hơn trong học tập, trong cuộc sống.

Phương pháp dạy là chủ động chứ không áp đặt, không một chiều thuyết giảng. Giáo dục nên từ kinh nghiệm, không chỉ lý thuyết suông. Lý trí phải được cân bằng bởi tình cảm, con cái có thể phát biểu những suy nghĩ thực của chúng và cha mẹ cần chấp nhận, tôn trọng, kịp thời đánh giá đúng mọi ý kiến, mọi cảm xúc chứ không nên vội vàng phê phán, không chụp mũ, không quy kết, không rao giảng.

Hướng dẫn cho con trẻ, thanh thiếu niên những bài học, những kỹ năng giao tiếp và biết bộc lộ cảm xúc, sống tích cực và hữu ích cho gia đình cũng như xã hội. Cần tạo điều kiện cho con trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc, va chạm với thực tế, sự hiểu biết phải sớm được trải nghiệm. Sự nghiêm khắc, cấm đoán quá đáng cũng như sự nuông chiều, bảo bọc, che chở đều có chung một kết quả: Đứa trẻ lớn lên nhưng không thể trưởng thành.

Xem tiếp: Hành trang cần thiết để lập thân vào đời.

Gia Kỳ tổng hợp. Theo:(Living Values: An Educational Program).

Bài liên quan

Sự tự tin: Tố chất cần phải có để thành công.

(hieuhoc_hieuhoc.com.). Tự tin có thể khắc phục mọi khó khăn, tự tin là trọng tâm trong tất cả mọi hoạt động để đi đến thành tựu. Mỗi khi bạn tin tưởng “mình có thể làm được” thì tự nhiên sẽ nghỉ ra cách “mình sẽ làm như thế nào?”. Vậy khi là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn nên làm gì để đào luyện sự tự tin cho mình? Sau đây là những “nguyên tắc” cơ bản mà bạn nên thực hiện hàng ngày trong môi trường học đường.   

Giúp con vững bước vào đời.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Dạy con thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất: Không chỉ mong con mình được khỏe mạnh mà còn mong muốn chúng nên người. Đó là nỗi băn khoăn thường xuyên của hầu hết các bậc làm cha làm mẹ.

Lòng tự trọng: Tin vào bản thân.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Tất cả mọi người đều tự có trong mình một ý thức đánh giá bản thân: Khi là tự hào, tự tin vào chính mình, quan tâm đến mình, nhưng cũng có lúc cảm thấy tự ti, nghi ngờ chính mình là không có giá trị gì. Chính vào lúc mang thái độ tiêu cực, thiếu tự tin đó, con người dể chấp nhận những ý kiến rẻ rúng của người khác (nếu có) đối với mình, nên sẵn sàng làm những việc gọi là: “không ngại xấu hổ”.

Để trẻ có niềm say mê học tập.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Làm thế nào để con bạn cảm thấy hứng thú, có niềm say mê trong học tập? Làm thế nào để các em nhận ra khả năng tuyệt vời có được của mình? Làm thế nào để thay đổi từ sự hờ hửng trở thành niềm say mê học hành? Cha mẹ nên phải làm gì? Không ai có thể có một kết quả khác tốt hơn nếu cứ làm mãi mọi việc theo một cách duy nhất. Vì thế, bạn cũng phải thay đổi phương cách để bồi dưỡng cho niềm say mê học tập của trẻ. Giúp trẻ từng bước thay đổi, giúp trẻ có lại niềm tin, hứng thú trong việc học.

Cùng chuyên mục