Trong 16 nhóm kiến thức và kỹ năng, hầu hết các kỹ năng “mềm” được ghi nhận là chủ đạo trong năng lực cá nhân sinh viên cần phát triển trong thế kỷ 21.
Theo GS. Klaus Schwab, Giám đốc Điều hànhDiễn Đàn Kinh tế Thế Giới(WEF), chúng ta đang ở trong thời khắc lối rẽ của “lịch sử”, khi phải đối mặt với những bất ổn về kinh tế, địa chính trị, di cư, khủng bố và cả những niềm tin về thể chế, đạo đức và năng lực lãnh đạo.
Những chia sẻ, bàn bạc tại Davos, một “ngôi làng toàn cầu” (global village) đã mang đến những niềm tin, những trao đổi tích cực, những kết nối mở cho tất cả mọi người, mọi tầng lớp và mọi tiếng nói của cuộc sống.
Trong bài phát biểu khai mạc của mình, GS Schwab nhấn mạnh đến cuộc cách mạng công nghệ lần 4, những tác động to lớn đối với công việc, xã hội, quan hệ đa chiều giữa các tầng lớp khác biệt về thu nhập.
Đồng thời, ông cũng nêu ra những mô hình với các chính phủ, các tổ chức những trách nhiệm của xã hội, đặc biệt là vai trò của những nhà lãnh đạo trẻ, của những doanh nghiệp xã hội.
Vậy, trong bối cảnh thách thức này, những kỹ năng nào sinh viên cần có ở Thế kỷ 21?
Sau đây là 3 nhóm kỹ năng mà WEF khuyến cáo sinh viên thế kỷ 21 cần phải có:
Nhóm 1: Những kiến thức nền tảng (bằng cách nào sinh viên áp dụng các kỹ năng này vào trong từng công việc hàng ngày)
Nhóm này gồm 6 kỹ năng và kiến thức nền tảng:
4. Kiến thức ICT – Công nghệ thông tin và truyền thông (Information and communication technology)
6. Kiến thức văn hóa và dân sự
Nhóm 2: Những kỹ năng (bằng cách nào sinh viên tiếp cận và giải quyết các thách thức phức tạp)
7. Tư duy phản biện và giải quyết vấn đề
8 Sáng tạo
Nhóm 3: Những tính cách chất lượng
11. Tò mò
12.Sáng kiến
13. Kiên trì
16. Có khả năng nhận thức năng lực xã hội và văn hóa
Trong 16 nhóm kiến thức và kỹ năng nêu trên, hầu hết (ngoài các kiến thức nền tảng), các kỹ năng “mềm” được ghi nhận là chủ đạo trong năng lực cá nhân sinh viên cần phát triển trong thế kỷ 21.
Với các nền giáo dục tiên tiến, sẽ không có môn học nào chỉ để nói về năng lực lãnh đạo hay phát triển trí tò mò, mà bản thân tất cả các kỹ năng mềm được lồng ghép trong yêu cầu về dạy và học của từng môn kiến thức cơ bản, đặc biệt hữu dụng trong việc giảng dạy các môn tích hợp.
Yêu cầu về sáng tạo và giải quyết vấn đề qua những tư duy phản biện là một phần then chốt của giáo dục mới, giáo dục cho con người của thế kỷ mới.
Những nhà giáo và cơ quan quản lý giáo dục cần thực sự đặt học sinh vào trung tâm của chương trình, coi học sinh là đối tác trong quá trình giảng dạy, và qua đó, nhiệm vụ khó khăn nhất không chỉ là truyển tải kiến thức, mà làm sao học sinh có thể đặt ra những câu hỏi nằm ngoài kiến thức đã học, có khả năng giải quyết những mâu thuẫn, những thách thức thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày của các em.
Theo GS. Linda Darling-Hammond, hiện tại, một trong những thách thức đối với dạy và học, nhằm giúp cho học sinh có được các kỹ năng trên là “do bởi các kỳ kiểm tra trước đây đã được thiết kế không phải để đo lường các kỹ năng (kỹ năng lao động cho thế kỷ 21 – ND), chúng ta cần nỗ lực để xây dựng hệ thống đánh giá mới mà có thể đánh giá tiến bộ của học sinh hướng đến những đánh giá mà đại học và nghề nghiệp, công việc yêu cầu sau này đòi hỏi”.
Với việc Bộ Giáo dục – Đào tạo hiện đang chuẩn bị thay đổichương trình giáo dục phổ thông, tôi hy vọng là chương trình mới và cách đánh giá mới học sinh của chúng ta có thể phản ánh được những kiến thức và kỹ năng cơ bản mà WEF và các chuyên gia giáo dục thế giới đã nêu ra.
Chúng ta không thể “lại chậm” trong chuyến tàu giáo dục cho tương lai của đất nước.
Theo: Nguyễn Thị Lan Hương (NewAsia Global Learning/VNN))