Nữ doanh nhân quyền lực nhất thế giới

Tạp chí Financial Times vừa trao danh hiệu nữ doanh nhất quyền lực nhất cho Indra Nooyi, CEO của Pepsi, một nữ doanh nhân gốc Ấn.

– “Bài học lớn nhất mà ông bà dạy cho tôi là nếu được giao một việc gì đó, phải làm nó cho thật tốt và tự hỏi mình đã làm hết khả năng hay chưa. Bài học thứ hai, ông muốn tôi trở thành một sinh viên suốt đời, bởi những điều mình chưa biết luôn lớn hơn cái đã biết”…

Chân dung nữ doanh nhân quyền lực nhất thế giới theo bình chọn của Financial Times.

Nữ doanh nhân Indra Nooyi sinh năm 1955 tại thành phố Chennai, Ấn Độ. Sau khi lấy bằng MBA tại một học viện quản lý, bà có 2 năm làm việc cho hãng Johnson & Johnson ở Mumbai trước khi lên đường sang Mỹ.

“Đó là năm 1978. Tôi đến Mỹ với tất cả những gì mình có là 500 USD và một học bổng từ Đại học Yale. Là một người nhập cư, tôi đã phải làm tất cả mọi việc để có thể tiếp tục học hành”, Indra Nooyi nhớ lại.

Ngoài ra, hành trang bà mang theo còn có những lời răn dạy của ông bà. “Bài học lớn nhất mà ông bà dạy cho tôi là nếu được giao một việc gì đó, phải làm nó cho thật tốt và tự hỏi mình đã làm hết khả năng hay chưa. Bài học thứ hai, ông muốn tôi trở thành một sinh viên suốt đời, bởi những điều mình chưa biết luôn lớn hơn cái đã biết”, CEO của đại gia đồ uống Mỹ hồi tưởng.

Sau khi lấy bằng master ở Đại học Yale, Nooyi gia nhập Tập đoàn Boston Consulting Group. Sáu năm sau, bà chuyển sang hãng Motorola với chức danh Phó chủ tịch và Giám đốc kế hoạch. Nhưng rồi công ty này cũng chỉ giữ chân Nooyi được bốn năm, trước khi bà chuyển sang một công ty điện lực của Thụy Điển là Asea Brown Boveri.

Đến năm 1994, Indra Nooyi nhận được hai lời mời gọi từ Pepsi và General Electric. Bà đánh giá CEO của General Electric là một trong những CEO vĩ đại nhất thế giới, nhưng quyết định chọn Pepsi vì cảm thấy nơi đây thật sự cần mình. Sự thay đổi này đã mang lại bước ngoặt cho sự nghiệp của Nooyi.

Năm 2008, bà được chọn làm thành viên của viện hàn lâm khoa học và nghệ thuật Hoa Kỳ (American Academy of Arts and Sciences), một địa vị thanh thế nhất của thế giới. Những năm gần đây, bà liên tục lọt vào danh sách những nữ CEO quyền lực nhất và được trả lương cao nhất thế giới.

Khi bước chân vào gia đình Pepsi năm 1994, Nooyi được giao nhiệm vụ thiết kế hình ảnh của công ty trong vòng 10 năm tiếp theo. Nhờ Nooyi, Pepsi đã hoạch định lại con đường đi của họ. Sau khi mua lại Tropicana và Quaker Oats, Pepsi chia các dòng sản phẩm thành 3 nhóm: nhóm “đem lại niềm vui” (như Pepsi), “tốt cho sức khỏe” (như Diet Pepsi) và “tốt cho bạn” (Tropicana).

Với những nỗ lực của mình, Nooyi được giao chức vụ Chủ tịch kiêm Giám đốc tài chính năm 2001. Đến 2006, bà trở thành CEO thứ 5 và là nữ CEO đầu tiên trong lịch sử 44 năm phát triển của hãng đồ uống này. năm 2008, bà được chọn làm thành viên của viện hàn lâm khoa học và nghệ thuật Hoa Kỳ (American Academy of Arts and Sciences), một địa vị thanh thế nhất của thế giới. Những năm gần đây, bà liên tục lọt vào danh sách những nữ CEO quyền lực nhất và được trả lương cao nhất thế giới.

Nữ doanh nhân gốc Ấn, CEO của Pepsi cùng một trong hai cô con gái. Ảnh: Rediff.com

Nooyi luôn bày tỏ lòng biết ơn đối với nước Mỹ, nơi đã cho bà nhiều cơ hội và hy vọng sẽ có ngày được trả ơn cộng đồng. “Giờ đây, mỗi ngày qua đi tôi đều tự hỏi mình: Liệu tôi có xứng đáng làm CEO của công ty này hay không”, nữ doanh nhân gốc Ấn chia sẻ. Ngày nay, bà đã trở thành người của công chúng, không thể đi siêu thị, mua sắm, lúc nào cũng kè kè vệ sĩ bên cạnh. Tuy nhiên, trong sâu thẳm trái tim, Nooyi vẫn luôn nhắc mình là người bình thường, một người vợ, người mẹ và là người phụ nữ của gia đình. Hiện tại, bà đang sống hạnh phúc với chồng cùng hai cô con gái.

Theo: (Financial Times/VNE)

Bài liên quan

Những người quyền lực nhất thế giới

(hieuhoc_hieuhoc) Trong số 6,8 tỷ người trên thế giới, Forbes đã lập ra danh sách 68 nhân vật quyền lực nhất gồm các nguyên thủ quốc gia, thủ lĩnh tôn giáo, doanh nhân vì theo nhiều cách, những người trên đã khuất phục thế giới bằng ý chí của họ.

10 phụ nữ giàu nhất ngành công nghiệp giải trí

Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách những phụ nữ có thu nhập cao nhất Hollywood. Trong ngành công nghiệp giải trí, người phụ nữ giàu nhất là nữ hoàng truyền hình Oprah Winfrey vẫn đứng đầu bảng với 315 triệu USD thu nhập trong thời gian từ 6.2009 đến 6.2010. 

CEO: Môi son má phấn đang lên ngôi

Khủng hoảng tiền tệ và suy thoái kinh tế thế giới thời gian qua đã làm lung lay địa vị truyền thống của nam giới trong gia đình lẫn các hoạt động xã hội, kinh doanh. Phụ nữ đang tham gia vào các vị trí quản lý và chuyên môn cao ngày càng nhiều  

Khi phụ nữ dấn thân vào nghề của nam giới

Những công việc được coi là nghề của nam giới như: Chuyên viên tín dụng ngân hàng, nhân viên đòi nợ thuê hay môi giới chứng khoán, nhà đất…, song ngày nay lại có không ít phụ nữ "dấn thân" vào

Phụ nữ khởi nghiệp: hoa hồng & nước mắt

Phụ nữ khởi nghiệp đôi khi chỉ để mưu cầu hạnh phúc. Khởi nghiệp có thể trở thành cứu cánh, có khi mở ra cơ hội tự do tự tại, làm theo ý mình. Khởi nghiệp mở ra cơ hội hạnh phúc mới cho người phụ nữ

Cùng chuyên mục