Các nhà tuyển dụng cần gì khi bạn ra trường?

(hieuhoc_hieuhoc.com) Để thành công, ngoài học vấn và kinh nghiệm, người lao động rất cần được trang bị các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng mềm như giao tiếp, quản lý và lãnh đạo, làm việc nhóm, giải quyết mâu thuẫn, xây dựng mối quan hệ, phục vụ khách hàng… và ngoại ngữ

Ngoài kiến thức chuyên môn, người học phải tự đào tạo thêm những kỹ năng như ứng xử, giao tiếp, nhân văn, ngoại ngữ… và thái độ sẵn sàng cho công việc. (Hình: Oldscollege)

Các nhà tuyển dụng cần gì khi bạn ra trường?

Theo các chuyên gia tư vấn nhân sự, có nhiều nhân viên rất giỏi về chuyên môn nhưng lại không bao giờ thăng tiến bởi thiếu kỹ năng phối hợp làm việc tốt với sếp và đồng nghiệp. Ngược lại, có những nhân viên chuyên môn chỉ trung bình nhưng lại rất thành công và thăng tiến nhanh bởi họ biết cách làm việc nhóm, biết tận dụng sự hỗ trợ của đồng nghiệp, biết giao tiếp hiệu quả với sếp và đồng nghiệp…

Trong quá trình tuyển dụng, nhà tuyển dụng có vẻ rất chú trọng đến trình độ chuyên môn nhưng thật ra họ cũng rất chú trọng các kỹ năng mềm. Đặc biệt khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường đặt những câu hỏi tưởng chừng chỉ cho vui hay chuyện trò thân mật nhưng thật ra họ đang “kiểm tra” các kỹ năng mềm của ứng viên. Từ đó tùy vào vị trí và công việc, họ sẽ chọn ứng viên có kỹ năng mềm phù hợp vào vị trí tuyển dụng.

Các nhà tuyển dụng đánh giá cao điều gì?

Nhà tuyển dụng hiểu rằng mỗi sinh viên có mỗi hoàn cảnh khác nhau, vì thế điều quan trọng không chỉ là bản lý lịch hoặc bảng điểm mà còn là tính cách thể hiện của ứng viên. Khi tuyển dụng một nhân sự, điều nhà tuyển dụng chú ý chính là sự đam mê công việc và thái độ với công việc

Thứ nhất và cũng là điểu quan trọng nhất đó chính là “Tinh thần làm việc”. Nó là kết quả của lòng quyết tâm và sự đam mê, nó cũng góp phần quan trọng cho không khí và môi trường làm việc.

Thứ hai, đó chính là khả năng chịu áp lực của công việc và tác phong chuyên nghiệp, vì điều đó chứng tỏ được bạn có biết cách sắp xếp được công việc của mình không.

Hẳn nhiên, tính cách trung thực và lòng tự trọng của bạn sẽ được “kín đáo” đánh giá khi nhà tuyển dụng muốn “gắn bó lâu dài” với bạn.

Bằng cấp có quyết định mức lương của bạn không?

Bằng cấp là rất quan trọng, nhưng giá trị của nó còn quan trọng hơn. Các chuyên gia tư vấn chia sẻ: “Mức lương của sinh viên mới ra trường là như nhau, không có sự khác biệt nào. Nhưng sau quá trình thử việc thì nhà tuyển dụng mới quyết định chính thức mức lương của bạn, bởi giá trị bằng cấp của bạn đã được thể hiện qua quá trình thử việc và những sinh viên sẽ có khả năng thăng tiến nhanh hơn những sinh viên khác nếu có lợi thế về ngoại ngữ và cách tư duy.

Vậy các bạn hãy trang bị cho mình một chuyên môn vững vàng, tinh thần làm việc tốt, sẵn sằng học hỏi và điều cũng nên thêm là có vốn ngoại ngữ khá tốt nhé.

Chúc các bạn thành công

Văn Hoàng tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Làm thế nào đáp ứng tiêu chuẩn nghề nghiệp?

(hieuhoc_hieuhoc.com). Cho em hỏi, hiện nay nghề nào đang cần lao động có trình độ nhiều nhất? Nghề nào khi ra trường bảo đảm sẽ có việc làm? Nếu chọn nghề có chế độ lương cao và ổn định thì ngành đó cần những tiêu chuẩn như thế nào? Có khó quá không? – Em xin cảm ơn! (Saobangtimban_tk - Trà Vinh).

Những tính cách đưa đến thành công.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Đâu là yếu tố then chốt đưa đến thành công cho người kinh doanh và các chuyên ngành khác? Một người muốn thành công cần có những tính cách gì? Tại sao có nhiều sinh viên khi còn ngồi trên ghế giảng đường đều học giỏi, nhưng khi vào đời lại không đuổi kịp cuộc sống, không có đầu óc thực tiển? 

Học nghề: nhiều sự lựa chọn

(hieuhoc_hieuhoc.com) Lựa chọn ngành học là một việc hệ trọng, bởi nó góp phần định hướng nghề nghiệp tương lai của chính bạn, cũng như tránh lãng phí thời gian, tiền bạc và công sức khi theo đuổi ngành nghề không phù hợp. Bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công khi quyết tâm theo đuổi một chuyên ngành phù hợp nhất với cả sở thích lẫn sở trường của bản thân.

Làm Sao Để Dạy Thật - Học Thật

Chưa bao giờ chất lượng giáo dục - đào tạo, việc dạy và học được những người có trách nhiệm cũng như toàn xã hội quan tâm như thời gian vừa qua. Báo chí cũng tốn rất nhiều giấy mực để phản ánh sự xuống cấp về đạo đức của một số giáo viên; và trên tất cả, nhức nhối hơn tất cả là chất lượng “kém đại trà" của đông đảo học sinh.

Cùng chuyên mục