Những nghề phù hợp cho người trầm tính và ít nói.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Những người trầm tính và ít nói thường sẽ chọn những công việc có tính độc lập cao. Những nghề như: Lập trình viên, thiết kế web, thủ thư, biên tập viên, nhà nghiên cứu, chuyên gia nhân sự, xây dựng chiến lược, nhà phân tích tài chính, quản lý dữ liệu, kế toán, kiểm toán , chuyên viên kỹ thuật … Bạn cũng nên chọn cho mình một công việc phù hợp để sử dụng tối ưu tính cách của mình. Sau đây là vài gợi ý về ngành nghề phù hợp cho người trầm tính và ít nói để bạn tham khảo.

Nếu việc phải trò chuyện, giao tiếp hay bất cứ hình thức trao đổi nào với những người xung quanh không phải là điều thú vị với bạn thì có lẽ bạn sẽ thích hợp với những công việc cho người trầm tính và ít nói dưới đây:

Nhân viên, công nhân kỹ thuật, cơ khí , bảo trì, bảo dưỡng, Nhân viên kỹ thuật sửa chữa ô tô.

Với công việc này, ngoài những trao đổi chóng vánh với khách hàng kiểu như “xe ông/bà bị làm sao” thì hầu hết thời gian thân thiết nhất của bạn sẽ chỉ là kỹ thuật.

Người dự trù chi phí , chuyên viên phân tích tài chính , thị trường,quản lý dữ liệu .

Những người làm công việc này chỉ làm việc một mình khi phải phân tích mọi yếu tố, từ các bản dự án cho tới những đề xuất đưa ra để quyết định về chi phí cần thiết cho một dự án từ khi bắt đầu cho tới lúc hoàn thành. Tự họ phải cố gắng chốt lại chi phí của các yếu tố như nguyên vật liệu, nguồn nhân lực, địa điểm và khoảng thời gian của dự án để quyết định xem chủ doanh nghiệp cần phải trả bao nhiêu chi phí cho bản hợp đồng.

Thiết kế web, chuyên viên phần mềm, lập trình viên , thiết kế nội thất…

Tất nhiên do yêu cầu công việc, người làm công việc này ban đầu sẽ phải gặp gỡ khách hàng của họ để biết được mong muốn, nhu cầu cũng như khả năng tài chính của khách. Nhưng sau đó, hầu như toàn bộ thời gian của họ là ngồi một mình và đầu tư chất xám vào việc thiết kế

Thủ thư, nhân viên sao chép.

Rõ ràng là như vậy, những người quản lý thư viên làm trong một môi trường gần như không có tiếng nói. Và họ dành phần lớn thời gian để sắp xếp và bảo dưỡng sách, tài liệu. Thời gian còn lại, họ lấy sách theo yêu cầu độc giả.

Nghề quản trị mạng: Chuyên gia bảo mật và an ninh mạng , chuyên gia phân tích, chuyên viên phát triển và quản trị Game…

Các chuyên gia phân tích, quản trị mạng không làm bạn với ai khác ngoài chiếc máy tính trong quá trình làm việc. Họ thiết kế, kiểm tra và đánh giá hệ thống các mạng trong và ngoài khu vực. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, đây là việc có thể làm từ xa vì rất nhiều việc có thể hoàn thành mà không cần tới trụ sở công ty, (họ làm việc một mình, viết báo cáo, vẽ bản đồ và sàng lọc kết quả khảo sát).

Nhà văn và những người làm nghề viết lách như: biên dịch, biên tập viên.

Người phiên dịch đọc những bản viết và dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Bởi vì công việc này đòi hỏi quá nhiều việc đọc, viết, chỉnh sửa và phân tích, nên những người biên dịch thường làm việc một mình. (Phần nhiều biên dịch viên làm việc tại nhà).

Người viết sách chuyên ngành là những người rất cần sự tập trung vì họ buộc phải có những thông tin chính xác. Họ làm việc với những tài liệu nghiên cứu và tham khảo trong một không gian yên tĩnh.

Nhân viên nhà tang lễ.

Hẳn nhiên rồi, mối quan hệ “gần gũi” nhất của bạn trong công việc này là những xác chết. Bạn chỉ giao tiếp với gia đình người đã mất để trực tiếp điều hành lễ tang và chôn cất, (yên lặng gần như trong hầu hết thời gian làm việc).

Các nhà quản lý hệ thống thông tin , kỹ sư phát triển dữ liệu.

Kỹ sư phát triển dữ liệu là công việc đặc biệt yên tĩnh và tập trung vì họ phải cố gắng làm sao đưa được những thông tin công nghiệp và khoa học vào các thuật ngữ rất đời thường.

Ngoài ra, còn có các nghề như: Nghề Tester - Nghề chẩn bệnh phần mềm , môi trường, nghề dược, chuyên viên sáng tạo ngành quảng cáo, thời trang, nhân học, cán bộ khí tượng thủy văn v.v…

Nghi Quân tổng hợp/(hieuhoc_hieuhoc.com)

Cùng chuyên mục